Trong quá trình thực tập tại trại lợn Nguyễn Văn Hiệp em đã theo dõi được tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại, kết quả được thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại
Tháng Số con đẻ 6 7 8 9 10 11 Tổng
Số liệu bảng 4.3 cho biết tổng số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp của trại. Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp từ 0 – 11,42%, trung bình là 4,13%. Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào giai đoạn cuối của thai kỳ làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai. Tỷ lệ đẻ khó thấp cho thấy việc thực hiện tương đối tốt quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Trong quá trình đỡ đẻ, em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt lồng úm cho lợn con, vệ sinh vùng mông và âm hộ con mẹ trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý từng con một để biết con nào đẻ khó thì cần phải xử lý và can thiệp, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm bằng cách dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung, xoa bầu vú. Nếu thai quá to, con mẹ rặn đẻ không được phải
47
nhanh chóng can thiệp đưa con con ra ngoài để tránh ngạt, làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay, đeo găng tay sát trùng, vệ sinh vùng mông, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, sây sát niêm mạc tử cung con nái. Những người trực tiếp đỡ đẻ và can thiệp đẻ khó phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, ảnh hưởng tới niêm mạc tử cung của lợn mẹ.