Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn của trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn văn hiệp, xã tân kim, huyện phú bình (Trang 63)

4.3.3.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với kỹ sư của trại. Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh.

Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh được trình bày ở bảng 4.8

Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại Tên bệnh

Viêm tử cung Viêm vú Đẻ khó

Số liệu bảng 4.8. cho thấy: trong 363 lợn nái theo dõi có 22 con mắc bệnh viêm tử cung chiếm 6,06%, 8 con mắc bệnh viêm vú chiếm 2,20% và 15 con đẻ khó chiếm 4,13%.

4.3.3.2. Công tác điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại

Bảng 4.9. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại

STT Tên bệnh

1 Viêm tử cung

2 Viêm vú

3 Đẻ khó

Số liệu bảng 4.9 cho thấy: 22 con điều trị viêm tử cung thì có 20 con điều trị khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 90,90%. 8 con điều trị viêm vú thì có 6 con điều trị khỏi bệnh chiếm 75,00%. 15 con can thiệp đẻ khó thì cả 15 con đều an toàn đạt tỷ lệ 100%.

 Bệnh viêm tử cung

- Nguyên nhân: Do lợn mắc các bệnh như thai to, thai ngang, móc thai không đúng kỹ thuật, vệ sinh đỡ đẻ không tốt,…, sau khi đẻ thường kế phát bệnh viêm tử cung hoặc do kỹ thuật thụ tinh nhân tạo chưa tốt làm xây sát đường sinh dục cái dẫn đến viêm tử cung.

- Biện pháp can thiệp: Chúng tôi tiến hành bằng cách đẩy hết dịch mủ ra ngoài và sát trùng cơ quan sinh dục bằng thuốc kháng sinh.

+ Dufamox 15% LA: tiêm bắp 1 ml/10 kgTT.

+ Tiêm Oxytocin 2 ml/con vào mép âm môn và thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý 3 - 4 lít/con.

+ Liệu trình kháng sinh ngày một lần, thụt rửa tử cung ngày 1 lần. Điều trị liên tục trong 3-5 ngày.

 Bệnh viêm vú

- Nguyên nhân

- Biểu hiện: con vật có biểu hiện sốt 40 - 41oC, lá vú sưng to hoặc cả bầu vú sưng, tế bào biểu bì phình to ra và thoái hóa rồi bong ra, khi vắt sữa có

54

những cục nhỏ màu xanh hay vàng nhạt, lẫn máu, mùi hôi, sờ tay vào con vật có cảm giác đau đớn, khó chịu

- Biện pháp can thiệp:

+ Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nước đá lạnh kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.

+ Tolpen injection tiêm bắp với liều 0,5 ml/10kg TT/ngày, an toàn cho nái mang thai và cho con bú, không giảm sữa, không tồn dư kháng sinh và có phổ tác dụng rộng.

Điều trị liên tục trong 3 ngày.

 Đẻ khó

- Nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sát nhau.

- Biện pháp can thiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm Oxytocin 2 ml/con. Trường hợp không có kết quả, cần thiết phải can thiệp bằng cách: từ từ đưa tay đã bôi trơn bằng vaselin vào tử cung theo cơn rặn của lợn mẹ để kiểm tra thai, thường là sờ thấy thai quá to, nằm ngay ở khung xương chậu. Khi sờ được đầu thai ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp hai bên tai của thai, các ngón còn lại tạo thành một vòng kín qua đầu thai rồi từ từ kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Trường hợp sờ thấy phần sau của thai thì ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt vào khớp chân sau của lợn con rồi kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Nếu vẫn không có kết quả thì phải phẫu thuật để kéo thai ra.

- Sau khi can thiệp phẫu thuật phải thụt rửa âm đạo và dùng kháng sinh ampicilin: 10 mg/kgTT chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo.

Những con nái sau quá trình điều trị nhưng không có kết quả tốt thì loại thải theo lịch loại thải của công ty, những con chết trại xử lý bằng cách đào hố chôn, rắc vôi xung quanh, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

4.3.3.3. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con của trại

Bảng 4.10. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con của trại Chỉ tiêu

Tên bệnh

Hội chứng tiêu chảy Viêm phổi

Viêm khớp Hernia

Số liệu bảng 4.10 cho thấy: nhìn chung tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại không nhiều. Có 685 lợn con mắc hội chứng tiêu chảy chiếm 15,08%, có 31 con mắc bệnh viêm phổi chiếm 0,68%, có 42 con mắc bệnh viêm khớp chiếm 0,92%, có 75 con bị hernia chiếm 1,65%.

4.3.3.4. Công tác điều trị một số bệnh trên đàn lợn con của trại

Bảng 4.11. Công tác điều trị một số bệnh trên đàn lợn con của trại

STT Tên bệnh

1 Hội chứng tiêu chảy

2 Viêm phổi

3 Viêm khớp

4 Hernia

56

có 679 con điều trị khỏi bệnh chiếm 99,12%. 31 con điều trị bệnh viêm phổi được chữa khỏi 31 con đạt 100%. 42 con điều trị bệnh viêm khớp thì có 41 con điều trị khỏi bệnh chiếm 97,61%. 75 con mổ hernia khỏi 73 con đạt 97,33%.

 Hội chứng tiêu chảy: Qua bảng 4.10 và 4.11 ta thấy, trong quá trình theo dõi 4542 con ta thấy số con mắc hội chứng tiêu chảy lên đến 685 con chiếm tỷ lệ cao 15,08%.

- Nguyên nhân: Do yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, độ ẩm; do stress; do vi khuẩn, virus…

- Biện pháp điều trị: Tạo môi trường thuận lợi cho lợn con về nhiệt độ, độ ẩm như lạnh dùng đèn sưởi,nóng dùng quạt thông gió, giàn mát,…Dùng các loại thuốc kháng sinh kết hợp với trợ sức trợ lực nâng cao sức khỏe của con vật.

Qua bảng 4.10 và 4.11 cho ta thấy tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy là cao nhất (chiếm 15,08%) trong các bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ.

 Bệnh viêm phổi

- Nguyên nhân: Chủ yếu do thời tiết giao mùa thay đổi đột ngột lợn con bị nhiễm lạnh, vệ sinh trong chuồng chưa sạch sẽ, không khí trong chuồng còn nhiễm nhiều vi khuẩn.

- Biện pháp điều trị: Tiến hành dùng thuốc Flodoxy (Florfenicol Doxycyline) liều 1 ml/10kgTT.

Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm Bromhexine (HCl): 1 ml/10-15kgTT

 Bệnh viêm khớp

- Nguyên nhân: Do chuồng trại chưa hoàn thiện, trong quá trình bú, di chuyển cọ sát vào thành chuồng bị trầy xước, công tác vệ sinh chưa được tốt,..

- Biện pháp điều trị: Dùng thuốc bổ kết hợp với dùng kháng sinh pendistrep L.A liều 1 ml/10 kgTT và xanh metylen bôi bên ngoài, liệu trình 3- 5 ngày

 Hecni Hernia: Qua bảng 4.10 và 4.11 ta thây, trong quá trình thực tập thường gặp hecni âm nang, có ít trường hợp hecni rốn, trong tổng 4542 con theo dõi có 75 con mắc bệnh với tỷ lệ nhiễm 1,65%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên nhân: Do bẩm sinh hoặc do trong quá trình cắt rốn, thiến không đúng kỹ thuật, vệ sinh sát trùng chưa kỹ,…, dễ gây viêm nhiễm tạo điều kiện cho sự sa ruột xảy ra.

- Biện pháp điều trị: + Tiến hành phẫu thuật.

Cách tiến hành: Thường một người cầm dốc ngược 2 chân lên hoặc không có người phụ mổ thì cố định dốc 2 chân lên, sát trùng vào gần chỗ mổ bằng cồn iodin 3%. Mổ da vùng bụng đưa ruột vào xoang bụng qua lỗ hecni, khâu lỗ hecni lại, sau đó khâu da lại. Có trường hợp những ca bị hecni vùng bụng thường là bị thủng màng phúc mạc nên ta khâu màng phúc mạc trước xong rồi khâu da. Tiếp theo sát trùng vết thương bằng cồn iodin 3% và tiêm kháng sinh pendistrep L.A liều 1 ml/10kgTT.

58

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên em có một số kết luận như sau:

- Số lượng lợn nái sinh sản của trại năm 2020 là 403 nái, 7 lợn đực và 11026 lợn con.

- Số lượng lợn em đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng tại trại là: 363 lượt lợn nái đẻ, 4542 lợn sơ sinh và 4383 lợn con cai sữa. Tỷ lệ nuôi sống là 96,49%.

- Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại là khá tốt: đa số lợn đẻ bình thường (95,86%), chỉ có 4,13% lợn đẻ khó.

- Kết quả thực hiện thủ thuật trên đàn lợn con là:

Đỡ đẻ 979/4542 con, đạt 21,55%; mài nanh, cắt đuôi 598/4542 con, đạt 13,16% và thiến lợn đực là 375/4542 con, đạt 8,25%.

- Hoàn thành 100% công việc vệ sinh chuồng trại hàng ngà y, quét và rắc vôi đường đi (112 lần), phun sát trùng (24 lần), rắc vôi xung quanh trại (5 lần).

- Thực hiện phòng bệnh cho 100% số lợn tại trại, đạt an toàn 100%.

- Tham gia và thực hiện điều trị bệnh cho lợn nái tại trang trại: Bệnh viêm tử cung 22 con mắc được điều tri khỏi 20 con, đạt 90,90%. Bênh viêm vú 8 con mắc được điều trị khỏi 6 con, đạt 75,00%. Đẻ khó 15 con can thiệp thì cả 15 con an toàn, đạt 100%.

- Tham gia và thực hiện điều trị bệnh cho lợn con tại trang trại: Hội chứng tiêu chảy 685 con mắc được điều trị khỏi 679 con, đạt 99,12%. Bệnh viêm phổi 31 con mắc được điều trị khỏi 31 con, đạt 100%. Bệnh viêm khớp

42 con mắc được điều trị khỏi 41 con, đạt 97,61%. Hecni có 75 con mổ khỏi 73 con, đạt 97,33%.

* Những kiến thức đã được học tại trại:

Qua 6 tháng thực tập tại trại, em đã học hỏi và được chỉ bảo rất nhiều về các kiến thức thực tế cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn.

Tham gia vào quy trình vệ sinh sát trùng, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con và lợn mẹ của trại (cho lợn ăn, tắm chải cho lợn mẹ, dọn vệ sinh chuồng…) đạt hiệu quả cao và hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao.

Tham gia vào công tác chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn lợn con và đàn lợn nái đạt kết quả cũng tốt.

5.2. Đề nghị

- Trại cần thực hiện tốt hơn công tác vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi, cần quản lý chặt chẽ hơn nữa người và xe ra vào trại.

- Công tác vệ sinh chuồng bầu và vệ sinh dụng cụ, vệ sinh gia súc trước khi phối giống, vệ sinh máng ăn, máng uống, cần được thực hiện tốt giảm tỉ lệ lợn mắc bệnh.

- Tăng cường công tác quản lý lợn con để hạn chế thấp nhất tình trạng lợn con hao hụt.

- Tập huấn nâng cao tay nghề và các kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi, nhất là khi có công nhân mới.

- Thực hiện tốt hơn công tác mổ hernia cho lợn con. Lợn cai sữa cần được chăm sóc tốt hơn để giảm tỷ lệ mắc các bệnh.

- Cần chú ý tới việc sử dụng nước trong chuồng để chuồng luôn khô ráo, làm giảm tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc bệnh tiêu chảy.

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII (số 5), tr. 51 - 56.

2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái,heo con,heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

3. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, Tp.HCM.

4. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đe sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

7. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996). Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp.

8 Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986). Bệnh lợn con ỉa phân trắng, Nxb Nông thôn, Hà Nội

9. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

10. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

12. Nguyễn Ðức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dũng (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và b iện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 44 -52. 14. Nguyễn Ðức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở

lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

16. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (2004), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan đến viêm tử cung sau đẻ ở lợn”, Tạp chí Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam, số 5, tập 14.

18. Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại tại vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (số 3), tr. 38 - 43.

21. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

22. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập 17.

23. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

62

24. Nguyễn Văn Thiện (2002), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Phùng Quang Trường (2016), “Một số bệnh sinh sản thường gặp và cách điều trị bệnh viêm tử cung lợn rừng trong điều kiện nuôi nhốt”, Tạp chí Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam, số 6, tập 11,19.

26. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

27. Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol, Patho.l Clin, Med, 2007 Nov., 54(9), tr. 491.

28. Hughes, James (1996), Maximising pigs production and reproduction”, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Compus, Hue University of Agriculture and Forestry.

29. Jose Bento S., Ferraz and Rodger K., Johnson (2013), “Animal Model Estimation of Genetic Parameters and Response to Selection for Litter Size and Weight, Growth, and Backfat in Closed Seedstock Populaions of Large White and Landrace Swine”, Department of Animal Science,

University of Nebraska, Lincoln 68583 - 0908.

30. Smith B. B., Martineau G., Bisaillon A., (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp. 40 - 57.

31. Taylor D. J., (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow University, U. K,

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn văn hiệp, xã tân kim, huyện phú bình (Trang 63)