STT Công việc thực hiện
1 Đỡ đẻ
2 Mài nanh, cắt đuôi
3 Thiến lợn đực
Qua bảng 4.4. Cho thấy: Trong 4542 lợn con sinh ra, em đã đỡ đẻ 979 con đạt tỷ lệ 21,55%; tiến hành mài nanh, mài nanh cắt đuôi 598 con trong tổng số 4542 con, đạt tỷ lệ 13,16%; thiến lợn đực 375 con trong tổng 4542 con đực đạt tỷ lệ 8,25% con. Lợn con sau khi đẻ ra nếu nằm trong bọc thì cần xé bọc ngay để tránh lợn con bị ngạt, nếu lợn bị ngạt thì dùng tay vỗ nhẹ vào lưng lợn để kích thích hơ hấp hoặc nâng 2 chân trước và 2 chân sau con lợn lại, gập bụng để kích thích hơ hấp. Lợn con sau khi đẻ, lau sạch mình thì xoa
49
thêm bột mistral để lợn nhanh khô, giữ ấm và tăng cường sức đề kháng. Lợn con sau khi đẻ 30 phút thì cho bú mẹ, con nhỏ, yếu cho lên bú ở những vú đầu, những con to khỏe hơn cho bú ở những vú sau. Nếu lợn mẹ không cho lợn con bú, cắn con thì buộc chân lợn mẹ, cố định để cho lợn con bú sữa. Lợn con được 4 ngày tuổi thì tiến hành lắp máng tập ăn và cho lợn con tập ăn. Vì lợn con mới sinh nên sức đề kháng yếu với điều kiện môi trường nên cần chú
ý thắp bóng sưởi để giữ ấm, tránh các bệnh về hơ hấp và phịng ngừa tiêu chảy ở lợn con. Khi đỡ lợn con mới sinh ra xoa thêm bột mistral lên mình lợn và rắc lên sàn chuồng. Em thấy rằng sử dụng bột mistral cho lợn rất tốt, nhất là vào mùa đông, những lợn được xoa bột mistral sẽ nhanh khô hơn so với những con không được xoa bột, nên cơ thể lợn sẽ nhanh được làm ấm hơn.
Khi thực hiện đỡ đẻ trên lợn con em đã rút ra được một số kinh nghiệm như: đỡ đẻ phải thao tác nhanh để lợn con được giữ ấm, nhanh khô người và bú mẹ, không kêu gây ảnh hưởng tới con nái đang đẻ. Khi mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực phải tiến hành nhẹ nhàng vì lợn con cịn rất nhỏ và yếu, nên tiến hành mài nanh, bấm số tai ngay sau khi đẻ 1 ngày và thiến lợn đực sau đẻ
5 ngày vì nếu thực hiện quá muộn thì lợn con dễ mất máu nhiều, vết thương khó lành hơn và lợn con quá to gây khó khăn cho việc cố định.
4.3. Thực hiện quy trình phịng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trangtrại Nguyễn Văn Hiệp trại Nguyễn Văn Hiệp
4.3.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phịng bệnh
Vệ sinh phịng bệnh nhằm mục đích hạn chế và tiêu diệt mầm bệnh ở môi trường đồng thời nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho đàn gia súc. Cùng với việc vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh sinh sản... Thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng ni được trang trại rất quan tâm.
- Hàng ngày, vệ sinh chuồng trại, tẩy rửa sàn chuồng, dọn rửa máng ăn, trút bỏ thức ăn thừa và ẩm ướt.
- Định kỳ vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại như: khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, rắc vôi bột trong chuồng, diệt động vật mang mầm bệnh như: ruồi, chuột… nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.
- Hàng ngày phun thuốc sát trùng RTD - Iodine để tránh mầm bệnh từ bên ngồi vào khu vực chăn ni.
- Mỗi tuần tiến hành khử trùng hành lang, gầm chuồng một lần bằng nuớc vôi.
- Mỗi tháng quét vôi hành lang ngồi chuồng, khơi thơng cống rãnh thốt nước 2 lần.
Kết quả cơng tác vệ sinh sát trùng đã thực hiện được trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trang trại được trình bày ở bảng 4.5:
Vệ sinh chuồng trại hàng ngày được giao 152 lần và được thực hiện hoàn thành 152 lần, đạt 100%
Phun sát trùng được giao 24 lần và được thực hiện 24 lần, đạt 100%
Quét và rắc vôi đường đi trong chuồng được giao 112 lần và được
thực hiện 112 lần, đạt 100%
Rắc vôi xung quanh trại được giao 5 lần và được thực hiện 5 lần, đạt 100%