Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại
Tháng Số con đẻ 6 7 8 9 10 11 Tổng
Số liệu bảng 4.3 cho biết tổng số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp của trại. Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp từ 0 – 11,42%, trung bình là 4,13%. Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào giai đoạn cuối của thai kỳ làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai. Tỷ lệ đẻ khó thấp cho thấy việc thực hiện tương đối tốt quy trình kỹ thuật chăn ni lợn nái sinh sản.
Trong q trình đỡ đẻ, em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt lồng úm cho lợn con, vệ sinh vùng mông và âm hộ con mẹ trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý từng con một để biết con nào đẻ khó thì cần phải xử lý và can thiệp, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm bằng cách dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung, xoa bầu vú. Nếu thai quá to, con mẹ rặn đẻ khơng được phải
47
nhanh chóng can thiệp đưa con con ra ngồi để tránh ngạt, làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay, đeo găng tay sát trùng, vệ sinh vùng mông, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, sây sát niêm mạc tử cung con nái. Những người trực tiếp đỡ đẻ và can thiệp đẻ khó phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, ảnh hưởng tới niêm mạc tử cung của lợn mẹ.
4.2.3. Thực hiện chăm sóc, ni dưỡng lợn con
Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, thiến lợn đực.
* Đỡ đẻ lợn con: Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau:
- Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.
- Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt; vỗ nhẹ vào thân để kích thích hơ hấp.
- Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn; dùng khăn lau khô người lợn đồng thời rắc bột lăn để lợn con nhanh khô và ấm cơ thể.
- Cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35ºC
- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.
- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.
* Thao tác mài nanh, cắt đuôi và tiêm chế phẩm Pendistrep L.A. cho lợn con: Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, cắt đuôi, tiêm chế phẩm Pendistrep L.A. với liều lượng 0,2 ml/con.
* Thiến lợn đực: Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản người ta thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 5 sau khi sinh.
Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bơng gịn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh Dufamox L.A. (hoặc Pendistrep L.A.), chế phẩm Iron Dextran 20% Plus.
Thao tác: Đầu tiên là tiêm cho lợn con 0,2 ml/con kháng sinh Dufamox L.A. (hoặc Pendistrep L.A.), 1 ml/con chế phẩm Iron Dextran 20% Plus, sau đó người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới; một tay nặn sao cho dịch hồn nổi rõ, tay cịn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hồn; dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hồn, bơi cồn vào vị trí thiến.
Kết quả thực hiện một số thao tác trên đàn lợn trong thời gian em thực tập tại chuồng đẻ được thể hiện trong bảng 4.4.