Hậu quả về mặt kinh tế - xã hội có thể chia làm 2 loại: Hậu quả trực tiếp là những chi phí dành cho việc chữa trị thừa cân, béo phì và các bệnh liên quan. Hậu quả gián tiếp là việc giảm năng lực học tập và làm việc do mắc những bệnh mạn tính không lây liên quan đến thừa cân, béo phì như tăng huyết áp và đái tháo đường...
8.1. Gây ra sự khó chịu trong cuộc sống
Trẻ thừa cân, béo phì thường có cảm giác bức bối, khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày đã trở thành một hệ thống cách nhiệt. Trẻ thừa cân, béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mỏi mệt chung toàn thân, nhức đầu và tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái.
8.2. Giảm hiệu suất lao động và học tập
Trẻ thừa cân, béo phì khi học tập, làm việc sẽ chóng mệt hơn, nhất là ở môi trường nóng và thường phản ứng chậm chạp hơn so với trẻ bình thường. Mặt khác, do trọng lượng cơ thể dư thừa nên để hoàn thành một công việc trong lao động, trẻ mất nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với trẻ bình thường. Hoạt động thể lực và trí lực ở trẻ thừa cân, béo phì thường giảm hơn bình thường.
Thừa cân, béo phì ở thanh thiếu niên cũng có liên quan với vấn đề kinh tế và xã hội sau này.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy hầu hết những thiếu nữ bị thừa cân, béo phì trong thời kỳ thanh thiếu niên có thu nhập gia đình thấp hơn, tỷ lệ nghèo cao hơn và tỷ lệ lập gia đình thấp hơn so với những thiếu nữ có cân nặng bình thường ở thời kỳ này.
8.3. Thừa cân, béo phì và sự phát triển tâm lý ở trẻ em tâm lý ở trẻ em
Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa hình dạng của cơ thể với sự phát triển tâm lý ở trẻ em. Những trẻ bị thừa cân, béo phì phải trải qua nhiều khó khăn về mặt tâm lý hơn những trẻ có cân nặng bình thường, trẻ gái có nguy cơ mắc bệnh về mặt tâm lý cao hơn trẻ trai và nguy cơ đó tăng lên theo tuổi. Trẻ béo phì không chỉ kém nhanh nhẹn mà đôi khi còn xấu hổ hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao.
Bài 4