Tần suất tiêu thụ lương thực, thực phẩm (FFQ)

Một phần của tài liệu Kiến thức về phòng, chống thừa cân, béo phì ở trẻ em: Phần 1 (Trang 36 - 37)

phẩm (FFQ)

Thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc sử dụng các phiếu điều tra trong đó có nêu các câu hỏi để đối tượng tự trả lời. Loại phiếu thường hay sử dụng là ghi số lần ăn các thức ăn cụ thể trong thời gian 7-10 ngày, thông thường là trong một tuần lễ. Mục đích của phương pháp điều tra tần suất tiêu thụ lương thực, thực phẩm là tìm hiểu tính thường xuyên, số lần ăn các loại thực phẩm của đối tượng trong thời gian nghiên cứu. Tần suất tiêu thụ một thực phẩm nào đó trước hết phản ánh sự có mặt của một chất hay một nhóm chất dinh dưỡng tương ứng có mặt trong khẩu phần (ăn rau lá màu xanh đậm với tần suất nhiều là phản ánh khẩu phần có chất xơ, vitamin C, sắt, tiền vitamin A...).

Kết quả của phương pháp này cho thấy những thực phẩm phổ biến nhất (nhiều gia đình hoặc nhiều người dùng nhất), những thực phẩm có số lần sử dụng cao nhất.

Điều tra tần suất tiêu thụ lương thực, thực phẩm thường được sử dụng để tìm hiểu mối liên quan giữa tập quán ăn uống hoặc khả năng tiêu thụ những loại thực phẩm đặc hiệu nào đó theo điều kiện kinh tế của hộ gia đình hoặc cộng đồng với những bệnh do thiếu hoặc thừa một chất hay nhóm chất dinh dưỡng có liên quan. Phương pháp này cũng được sử dụng trong điều tra trước, sau của nghiên cứu can thiệp để giúp tìm hiểu yếu tố nguy cơ từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp, hoặc hạn chế yếu tố nhiễu trong các nghiên cứu can thiệp. Trong điều trị béo phì, phương pháp này được áp dụng để tìm hiểu về thói quen ăn uống của bệnh nhân để từ đó bác sĩ hoặc cán bộ dinh dưỡng có thể đưa ra những tư vấn và điều chỉnh chế độ ăn thích hợp cho bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Kiến thức về phòng, chống thừa cân, béo phì ở trẻ em: Phần 1 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)