Giải pháp cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ tài các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM hữu cơ của NGƯỜI TRẺ TUỔI tại THÀNH PHỐ hà nội (Trang 69 - 71)

6. Phương pháp nghiên cứu

4.2.Giải pháp cho doanh nghiệp

Từ kết quả nghiên cứu tại thành phố Hà Nội, tác giả đề xuất một số hàm ý quả trị nhằm nâng cao ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trẻ tuổi tại thành phố Hà Nội như sau:

Đối với nhân tố Thái độ: Thực phẩm sạch không sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu sẽ có hương vị tươi ngon tự nhiên. Nhà sản xuất cần đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh bằng các biện pháp sinh học an toàn và thân thiện với môi trường để đảm bảm sự hấp dẫn và hương vị của thực phẩm hữu cơ

cho người tiêu dùng, đặc biệt là lớp trẻ tuổi có nhận thức rất cao về sản phẩm xanh.

Đối với nhân tố Giá cả:Giá cả luôn là một rào cản lớn đối với ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng. Vì vậy cần áp dụng công nghệ kĩ thuật và mở rộng diện tích trồngthực phẩm hữu cơ để giảm giá thành để dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Từ đó thúc đẩy ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng. Doanh nghiệp cũng cần lên chiến lược giá bán phù hợp để khách hàng chấp nhận mua và tiêu dùng thực phẩm hữu cơ.

Đối với nhân tố Sự quan tâm về sức khỏe và môi trường: Các doanh nghiệp cần cam kết duy trì chất lượng ổn định và ngày càng nâng cao chất lượng thông qua

việc sản xuất đạt các tiêu chuẩn như VietGap, GlobalGAP nhằm giúp người tiêu dùng an tâm mua và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời cũng cần chuyển đổi dần sang sử dụng bao bì xanh (bao bì tự phân hủy thân thiện với môi trường) và tăng cường truyền tải thông điệp về môi trường như biến đổi khí hậu toàn cầu, khan hiếm nguồn nước ngọt,… để người tiêu dùng nhận thức được và tuyên truyền cho mọi người hãy sử dụng thực phẩm hữu cơ để chung tay góp sức bảo vệ môi trường.

Đối với nhân tố Truyền thông đại chúng: Các kênh truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng đối với ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng, đặc biệt là truyền thông xã hội trong thời buổi phải giãn cách xã hội do dịch bệnh

Covid-19, việc tiếp cận người tiêu dùng tiềm năng, phổ biến thông tin và sự thật về các vấn đề thực phẩm.

Đối với nhân tố Chuẩn chủ quan: Quá trình hình thành hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội cũng chịu tác động khá nhiều từ những ý kiến xung quanh. Vì vậy đề xuất doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng để lập kế hoạch Marketing hiệu quả, đặc biệt là Marketing truyền miệng. Từ nghiên cứu cho thấy người trẻ tuổi tại Hà Nội đặt niềm tin vào những thông tin truyền miệng từ người thân quen. Dựa vào đó, các doanh nghiệp nên tận dụng các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook, Instagram để tạo ra các chủ đề hấp dẫn về thực phẩm hữu cơ nhằm kích thích người tiêu dùng tương tác, thảo luận với nhau về sản phẩm. Bên cạnh đó, việc cung cấp những dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng tốt cũng tạo ấn tượng tốt cho khách hàng và khiến họ muốn giới thiệu sản phẩm cho người xung quanh.

Đối với nhân tố Niềm tin & Sự sẵn có: Các doanh nghiệp cần đưa thông tin về sản phẩm hữu cơ được ghi trên nhãn TPHC một cách đầy đủ, minh bạch và đáng tin cậy đồng thời tăng khả năng nhận diện thương hiệu, cung cấp minh chứng chứng nhận thực phẩm phẩm và đảm bảo sự chứng nhận đó là chính xác nhằm gia tăng niềm tin vào thực phẩm hữu cơ, góp phần làm tăng ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trẻ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lên chiến lược mở rộng cơ sở, chi nhánh bán lẻ, phát triển hệ thống phân phối để thực phẩm hữu cơ sẵn có trong tầm tay của khách hàng, từ đó cũng củng cố niềm tin về thương hiệu cũng như gia tăng ý định mua của khách hàng.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM hữu cơ của NGƯỜI TRẺ TUỔI tại THÀNH PHỐ hà nội (Trang 69 - 71)