3.1.1. Những thành công và hạn chế trong hoạt động chovay ngắn hạn khách hàng cá nhân kinh doanh của Agribank- Chi nhánh Sơn Trà hàng cá nhân kinh doanh của Agribank- Chi nhánh Sơn Trà
a. Kết quả đạt được
Trong những năm vừa qua, Chi nhánh NHNo&PTNT quận Sơn Trà đã có chú trọng vào cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh trên địa bàn. Qua phân tích ở trên cho thấy hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh nói riêng tại chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định:
• Thứ nhất, chi nhánh đã xây dựng được uy tín trong khách hàng trên địa bàn nên ngân hàng đã tích lũy được nhiều kinh nghiêm, từng bước mở rộng thị phần, thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng đồng thời qua đó cung cấp kịp thời lượng vốn lớn cho đối tượng khách hàng của mình.
• Thứ hai, dư nợ cho vay ngắn hạn cá nhân kinh doanh tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: dư nợ bình quân cho vay năm 2018 đạt 21,6 tỷ VNĐ , năm 2019 đạt 25,5 tỷ VNĐ, tăng 3,9 tỷ VNĐ , tương ứng tăng 18.05% so với năm 2018. Và đạt 28,83 tỷ VNĐ năm 2020, tăng 3,33 tỷ VNĐ, tức tăng 13.06% so với năm 2019. Hoạt động cho vay mở rộng cho nhiều ngành nghề kinh tế trên địa bàn như nông lâm ngư nghiệp, thương mại dịch vụ, sản xuất chế biến, tiểu thủ công nghiệp,… Cho vay ngắn hạn cá nhân kinh doanh đã giúp cho người kinh doanh có thêm vốn để mua vật tư, nguyên liệu,… phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
• Thứ ba, nợ xấu cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh rất thấp, qua đó có thể thấy được ngân hàng đã làm rất tốt công tác giám sát tín dụng, quản lí nợ xấu của mình.
• Thứ tư , với cơng nghệ ngày càng cải tiến, ứng dụng thành công hệ thống IPCAS, đội ngũ cán bộ ngày càng được hoàn thiện về mặt nghiệp vụ, kiến thức tiếp thị,
cơ sở pháp lí. Nhờ đó ln giữ chân được những khách hàng thân thiết và lôi kéo khách hàng tiềm năng, tạo nên hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng .
b. Hạn chế.
• Thứ nhất, hiệu quả sử dụng vốn vay tuy đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của các cá nhân kinh doanh trên địa bàn nhưng vẫn chưa tốt, ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn huy động được để cho vay, dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh nói chung và cho vay ngắn hạn cá nhân kinh doanh nói riêng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu dư nợ tồn ngành.
• Thứ hai, quy trình cho vay còn rườm rà, phức tạp, nặng về hành chính, hồ sơ thủ tục vay vốn quá nhiều, do đó đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng mở rộng cho vay. • Thứ ba, vẫn chưa có tổ chuyên mơn cho nhóm khách hàng là cá nhân kinh doanh
và việc thẩm định khi cho vay không được kỹ càng như với doanh nghiệp nên có thể dễ dẫn đến cho vay không đúng, dùng vốn vay để trả nợ, chi tiêu, lãi đọng ở một số khách hàng vẫn cịn do khách hàng cịn gặp khó khăn. Một số khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, dẫn đến khó khăn về mặt tài chính, làm mất vốn khơng có tiền trả nợ, một số khách hàng có năng lực kinh doanh kém hiệu quả, kĩ thuật tính tốn mức cho vay, xác định thời hạn trả nợ, nguồn trả nợ thiếu chính xác nên người đi vay trả nợ khơng đúng hạn.
• Thứ tư, trong các hình thức đảm bảo tiền vay, hình thức đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ trọng lớn, điều này cũng tiềm ẩn một số rủi ro. Các tài sản thế chấp chủ yếu là nhà ở, đất ở, đất đang dùng... Khi khách hàng không trả được nợ vay, phải phát mãi tài sản để thu hồi vốn, mà tài sản như nhà ở có tính thanh khoản thấp, khó có thể bán được ngay, kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, việc phát mãi tài sản phải trải qua quá trình thủ tục pháp lý phức tạp, làm kéo dài thời gian xử lý đồng thời gây ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng
c. Nguyên nhân gây ra hạn chế: • Nguyên nhân chủ quan:
- Do địa bàn hoạt động kinh doanh rộng, trong khi đó hình thức cho vay trực tiếp là chủ yếu nên có sự quá tải trong cơng việc đối với cán bộ tín dụng.
- Việc thu thập thông tin để thẩm định vay vốn gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian, đặc biệt là thông tin về lĩnh vực kinh tế, hoạt động các ngành, giá cả thị trường, khách hàng...Hiện nay, chi nhánh khó thực hiện thu thập thông tin trên mà chủ yếu dựa vào báo cáo của khách hàng, phương án kinh doanh...dẫn đến việc ra quyết định có thể khơng được chính xác.
• Ngun nhân khách quan:
- Môi trường kinh tế trong những năm qua biến động mạnh, giá cả hàng hóa liên tục gia tăng, lãi suất huy động và cho vay cũng liên tục biến đổi, đặc biệt là sự bùng phát và lây lan nhanh chóng của đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu…khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến thu nhập của người dân giảm dần. Bên cạnh đó, cạnh tranh giữa các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng ngày càng gay gắt, khiến cho hoạt động mở rộng cho vay của Agribank- Chi nhánh Sơn Trà gặp khơng ít khó khăn.
- Các khách hàng có nhu cầu vay vốn rất cao nhưng họ lại chưa hội tụ đủ các điều kiện vay vốn như:
Phương án, dự án kinh doanh khơng khả thi.
Khơng có vốn tự có tham gia vào phương án hoặc có nhưng khơng đủ theo quy định.
Không đủ tài sản thế chấp hợp pháp.
- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay tuy đã cải thiện nhưng vẫn còn chưa thực sự khoa học và đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Những vấn đề về luật pháp ban hành còn chậm trễ trong triển khai và chồng chéo khiến cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc cho vay hoặc xử lý tài sản bảo đảm .
- Nguồn thông tin từ khách hàng thường thiếu tính chính xác, thiếu minh bạch trong sổ sách kế tốn cũng như thiếu tính chuyên nghiệp trong khi xây dựng hồ sơ vay vốn, do đó rất khó xác nhận để đưa ra những kết quả thẩm định chính xác.
- Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hay năng lực kinh doanh kém hiệu quả, dẫn đến khó khăn về tài chính, kỹ thuật tính tốn mức cho vay, xác định
thời hạn trả nợ vay, nguồn trả nợ thiếu chính xác nên người vay không trả được nợ.
- Quy mô kinh tế của các cá nhân kinh doanh đa số là nhỏ lẻ. Chính vì vậy, quy mơ vay vốn nhỏ, khả năng mở rộng tín dụng thấp. Đồng thời, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của các hộ còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm, khả năng lập dự tốn, phương án sản xuất, kinh doanh cịn rất hạn chế, nhiều hộ vay cịn khơng nắm rõ được quy trình và thủ tục cần thiết khi tiến hành vay vốn.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh Agribank- Chi nhánh Sơn Trà doanh Agribank- Chi nhánh Sơn Trà
• Tập trung mọi sức lực để duy trì tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn cá nhân kinh doanh từ 15-20 %/năm trở lên, đảm bảo đủ vốn cho vay phát triển kinh tế.
• Thực hiện đào tạo và đào tạo lại, nâng cao mọi mặt cho cán bộ, đặc biệt là trình độ nghiệp vụ và ứng dụng cơng nghệ tin học
• Tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng trụ sở nhà làm việc kiểm kho, trang bị xe chun dùng máy vi tính, ứng dụng cơng nghệ tin học hiện đại
• Nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí và kinh doanh có lãi, chăm lo đời sống người lao động
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH SƠN