I NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC SAU 15 NĂM ĐỔI MỚI TRONG SỰ KẾT HỢP HAI NHÂN TỐ DÂN TỘC VÀ QUỐC TẾ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN:"Đảngvới sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới" (Trang 51 - 54)

Ngay từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới, Nghị quyết Đại hội VI đã chỉ ra và khẳng định sự cần thiết phải mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hồ bình. từ thực tiễn 5 năm thực hiện quan điểm đó, Nghị quyết Đại hội VII đã tiếp tục triển khai công tác đối ngoại thêm bạn bớt thù, chủ động hội nhập của Đảng. Nghị quyết Trung ương III (khoá VII.6.1992) một lần nữa đã khẳng định : "Tạo được quan hệ hữu nghị,hợp tác với các nước trong khu vực và một mơi trường hồ bình, ổn định lâu dài xung quanh nước ta ..... Đồng thời mở

rộng quan hệ với tất cả các nước, chú trọng quan hệ với các nước lớn, các trung tâm kinh tế lớn", là nhiệm vụ trung tâm trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Nhờ thực hiện có hiệu quả quan điểm và chủ trương đó nên quan hệ quốc tế của nước ta được mở rộng, bạn bè khắp năm châu ngày càng hiểu ta hơn, giao lưu kinh tế, văn hố, chuyển giao khoa học và cơng nghệ ngày càng tăng, quan hệ giữa nước ta với các nước, các nhóm nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.

Tổng kết 10 năm mở rộng quan hệ đối ngoại, Nghị quyết Đại hội VIII. 1996 đã khẳng định rằng, để đưa đất nước ta tiến lên trong khi xem xét, phát huy nội lực là chính chúng ta cần phải: "Phát huy lợi thế, phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế hệ bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế". từ đó về quan điểm đối ngoại trong Văn kiện Đại hội VIII, Đảng đều khẳng định sự cần thiết phải "hội nhập khu vực" và "hội nhập quốc tế".

Việc thực hiện những quan điểm, chính sách đối ngoại được đổi mới đó đã góp phần mở rộng quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Đến nay chóng ta đã quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước; có quan hệ với 188 Đảng, 120 tổ chức phi chính phủ, quan hệ kinh tế thương mại với hơn 100 nước. Tháng 12 năm 1987 Quốc hội nước ta đã thơng qua : Luật đầu tư nước ngồi vào Việt Nam. Năm 1989 Việt Nam đã mở các cuộc đàm phán để nối lại quan hệ với IMF, WB và đến tháng 10 năm 1993 ta đã bình thường hố quan hệ tín dụng với hai tổ chức tài chính, tiền tệ lớn nhất thế giới hiện nay. Đến tháng 7 năm 1995 ta đã phá được lệnh bao vây cấm vận của Mĩ, bình thường hố quan hệ với Mĩ và Mĩ chính thức thiết lập quan hệ với Việt Nam đặt trụ sở tại Hà Nội, đồng thời cũng trong tháng 7 năm 1995 Việt Nam đã chính thức gia nhập ASEAN và từ ngày 1/1/1996 Việt Nam bắt đầu thực hiện các quy định trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN, tức AFTA. Còng trong tháng 7 năm 1995 Việt Nam tiếp tục kí kết hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và một số lĩnh vực khác với cộng đồng Châu Âu. Đến tháng 3 năm 1996 Việt Nam gia nhập với tư cách là thành viên sáng lập diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEAM). Tháng 11 năm 1998 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Ngày 3/7/2000, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được ký kết.

Trước đó từ cuối 1994, Nhà nước ta đã gửi đơn xin gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và hiện nay đang trong quá trình đàm phán để được kết nạp vào tổ chức này. Trong thời gian qua nước ta đã ký kết hiệp định thương mại với hơn 60 nước.... Chúng ta đã tham gia nhiều hiệp ước, công ước, hiệp định quốc tế, tham gia nhiều tổ chức quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hố, giáo dục, khoa học, công nghệ, tư pháp, y tế đã có sự trao đổi các đồn về quốc phịng, an ninh với một số nước, kể cả tham gia INTEPOL.

Ngoại giao nhân dân cũng không ngừng được mở rộng. Chúng ta đã đặt quan hệ với nhiều đồn thể nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ của nhiều nước trên thế giới. Đảng Cộng sản ở các nước, giai cấp công nhân, nông dân ...

Nhờ mở rộng quan hệ đối ngoại thông qua các hiệp ước song phương và đa phương. Cho đến nay nước ta đã có quan hệ thương mại với hầu hết các nước ở khắp Châu lục. Kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng từ 677,8 triệu rúp/ USD năm 1986 lên đến 14,3 tỉ USD năm 2000. Trong cùngthời gian kim ngạch nhập khẩu của nước ta đã tăng tương ứng từ 1,83 tỷ rúp/ USD lên 15,2 tỉ USD. Từ chỗ nhập siêu tương đối lớn vào cuối những năm 80, đến nay cán cân xuất nhập khẩu đã gần đạt đến độ cân bằng. Từ chỗ có rất Ýt mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD, đến cuối những năm 90 nước ta đã có những mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD (nh dầu thô, gạo, hàng dệt may, giày dép, chế biến thủy sản).

Đi đôi với mở rộng thị trường ra thế giới Việt Nam tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Kể từ khi Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam được chính thức ban hành. Đầu năm 1988 đến đầu năm 2000 đã có trên 700 Công ty thuộc 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào nước ta với 2.290 dự án đang hoạt động, có tổng số vốn đăng ký trên 35,5 tỷ USD trong đó vốn đã thực hiện là 15,2 tỷ USD. Bên cạnh đó từ 1993 đến nay nhiều hội nghị của các nhà tài trợ cho Việt Nam đã cam kết dành cho nước ta hơn 15 tỷ USD hỗ trợ phát triển chính thức ODA, tập trung vào các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.

Sự đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi vào sự phát triển kinh tế của đất nước có xu hướng gia tăng, tỷ trọng của khu vực này trong GDP đã

không ngừng tăng lên : 6,3% năm 1995; 7,4% năm 1996; 9,1% năm 1997; 9,8% năm 1998 và trên 10% năm 1999. Các dự án có vốn đầu tư nước ngồi cịn tạo ra khoảng 30 vạn việc làm trực tiếp và hàng chục vạn việc làm gián tiếp.

Cùng với các dòng vốn đầu tư trực tiếp, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cũng được đưa vào nước ta trong những dự án liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài thuộc các ngành bưu chính viễn thơng, dầu khí, điện, điện tử, dệt may, da giày ... các công nghệ chuyển giao là tương đối hiện đại.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN:"Đảngvới sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới" (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w