toán cá nhân của khối trường THPT qua kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên
về số tiền thanh toán hàng tháng như CBGV nghỉ ốm hưởng lương bảo hiểm xã hội, nghỉ thai sản đối với cán bộ nữ lương sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán, cán bộ xin nghỉ không lương để đi học, cán bộ nghỉ không lý do phải trừ vào lương. Vì vậy quy trình và công cụ kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi TTCN cần áp dụng cho phù hợp thực tiễn hoạt động chi đối với từng trường hợp.
Để hạn chế gian lận trong chi TTCN, KBNN cần có sự phối hợp chặt chẽ với khối trường THPT và các ngân hàng thương mại liên kết với từng trường. Trong quy trình kiểm soát chi TTCN, cần tăng cường phân định rõ phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của KBNN tỉnh Điện Biên, của khối trường học và của ngân hàng thương mại. Ngoài nghiệp vụ kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp và cân đối kế toán trong hồ sơ thanh toán, KBNN tỉnh Điện Biên cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát danh sách cán bộ, công chức, hợp đồng và số lượng học sinh so với thực tế tại từng các trường THPT để ngăn chặn tình trạng chi sai nội dung.
Đối với các khoản chi TTCN với đơn vị đối tác của nhà trường (chi thưởng, phúc lợi nghỉ hè, suất ăn, v.v), KBNN tỉnh Điện Biên phải hướng dẫn khối trường THPT chủ động hoàn thiện hồ sơ thanh toán. Các trường THPT trước khi quyết định lựa chọn nhà cung cấp phải thoả thuận điều kiện bắt buộc là thanh toán qua chuyển khoản và phải cung cấp hóa đơn hợp pháp theo quy định. Khi các bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ có tài khoản thanh toán, KBNN sẽ thực hiện thanh toán qua chuyển khoản trực tiếp, không thanh toán bằng tiền mặt cho Nhà trường tránh tình trạng thanh toán khống, sai mục đích. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tình trạng chi tiền mặt trực tiếp cho khối trường THPT và sau đó các trường sẽ tự thanh toán chi phí dịch vụ với bên thứ ba còn diễn ra phổ biến. Do đó, KBNN tỉnh Điện Biên cần tiến tới thực hiện triệt để quy trình thanh toán trực tiếp đến người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Cùng với các cải cách liên quan đến quy trình và hành chính, KBNN tỉnh Điện Biên cần đẩy mạnh cải cách thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi NSNN nói chung và chi TTCN của khối trường THPT trên địa bàn tỉnh nói riêng. Ban Giám đốc KBNN cần tổ chức Họp mặt với các đơn vị sử dụng NSNN trên địa
bàn tỉnh cùng với đại diện các ngân hàng thương mại để phổ biến, quán triệt, hướng dẫn tuân thủ theo Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN; Thông tư 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 và Thông tư 136/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống kho bạc. Ngoài ra, KBNN định Điện Biên cần mở rộng tài khoản chuyên thu tại hệ thống các ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, MB và đa dạng hóa các phương thức thanh toán trong thu nộp NSNN qua internet banking. Những hệ thống thu, chi NSNN điện tử này góp phần mở rộng không gian và thời gian thu - nộp NSNN (24/7), rút ngắn thời gian thực hiện thủ thu - chi NSNN. Đối với các khoản chi TTCN vẫn thực hiện giao dịch tiền mặt tại quỹ KBNN, cán bộ kiểm soát phải chặt chẽ hơn trong kiểm tra, kiểm soát đặc biệt với những khoản chi không có trong dự toán đầu năm.