Thận trọng, linh hoạt trong việc áp dụng các quy định về kiểm soát ch

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT CHI THANH TOÁN CÁ NHÂN CỦA KHỐI TRƯỜNG THPT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 67 - 68)

soát chi của kho bạc Nhà nước

Tất cả các giải pháp hoàn thiện TTCN của khối trường THPT phải được dựa trên tiền đề thực hiện nghiêm túc quy định và điều kiện chi ngân sách nhà nước và tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm soát chi. Tuy nhiên hiện nay các văn bản quy định về quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ trong hệ thống KBNN nói chung vẫn đang tồn tại trùng lặp, hoặc mâu thuẫn với nhau về nội dung trong việc hướng dẫn nghiệp vụ. Điều đó dẫn đến không ít khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN nói chung qua kho bạc. Vì vậy cán bộ kho bạc thực hiện kiểm soát chi cần phải không ngừng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, cập nhật những thay đổi trong Quy định của Nhà nước, đảm bảo hướng dẫn đơn vị sử dụng NSNN nói chung và khối trường THPT nói riêng cụ thể, đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo quy định và mang lại hiệu quả.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang hoàn thiện Thông tư mới Hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi từ NSNN qua Kho bạc Nhà nước trên trang thông tin của

Bộ nhằm hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua Kho bạc Nhà nước và đặc biệt hướng dẫn cụ thể về các giao dịch điện tử trong lĩnh vực kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN trên Trang thông tin dịch vụ công trực tuyến của KBNN. Ngay sau khi Thông tư được phê duyệt (dự kiến năm 2020), KBNN tỉnh Điện Biên cần sớm cập nhật, hướng dẫn cho các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung và khối trường THPT nói riêng để các đơn vị kịp thời thực hiện theo đúng quy định của Thông tư. Trường hợp Thông tư bổ sung, thay đổi nhiều nội dung so với quy định cũ thì cán bộ KBNN tỉnh Điện Biên cần tổ chức nhiều buổi tập huấn để không xảy ra tình trạng sai mẫu biểu, chứng từ, ảnh hưởng chung đến công tác kiểm soát chi NSNN.

Ngoài ra, đối với một số nghiệp vụ thanh toán NSNN có tính chất định kỳ, không phức tạp, hoặc với số tiền thanh toán không lớn, cán bộ kiểm soát chi chiếu theo quy định của Nhà nước để có thể linh động giảm tải một số giấy tờ, thủ tục cho đơn vị thanh toán. Ví dụ, tại điều 7, TT161/BTC ngày 12/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN có nội dung như sau: “Đối với các khoản chi có giá trị nhỏ không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư số 164/2011/TT-BTC thì đơn vị lập Bảng kê chứng từ thanh toán do Thủ trưởng đơn vị ký duyệt để gửi Kho bạc Nhà nước”. Như vậy, với nội dung quy định trên, rất cụ thể rõ ràng hồ sơ kiểm soát chi NSNN với khoản chi nhỏ không yêu cầu nhiều thủ tục giấy tờ, điều này góp phần tạo sự thông thoáng trong việc kiểm soát thanh toán và các khoản chi NSNN qua KBNN. Tuy nhiên, điểm hạn chế trong linh động kiểm soát là việc kê khai trên nội dung thanh toán sẽ phụ thuộc vào kết quả của phòng thanh tra, kiểm tra vào cuối năm, còn cán bộ kiểm soát tại thời điểm thanh toán không thể xác định tính chính xác của khoản chi. Nếu cán bộ kiểm soát chi trong quá trình thanh toán phát hiện ra yếu tố nghi ngờ, chưa hợp lý, cần ghi chép lại để kiến nghị đến phòng thanh tra.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT CHI THANH TOÁN CÁ NHÂN CỦA KHỐI TRƯỜNG THPT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w