Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu sử dụng phân kali và lưu huỳnh cho cây cà phê chè (coffea arabica) giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh lâm đồng (Trang 45 - 48)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.2. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Kết quả thống kê của FAO (2020) ở Bảng 1.9 cho thấy: Từ năm 2013 đến 2017, sản xuất nông lâm nghiệp ở Việt Nam đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng nhanh và liên tục, mức tăng bình quân hàng năm đạt 4,5%, cao hơn nhiều mức tăng so với các giai đoạn trƣớc. Cùng với sự phát triển của nghành Nông nghiệp, tiêu thụ phân bón vô cơ ở Việt Nam đã tăng đáng kể và ổn định. Tổng lƣợng dinh dƣỡng (N+K2O+P2O5) sử dụng trong năm 2013 (3,107 triệu tấn); năm 2014 thấp nhất (2,799 triệu tấn); năm 2017 cao nhất (3,186 triệu tấn).

ảng 1. . Tình hình sử dụng phân ón vô cơ tại Việt Nam Đơn vị tính: Tấn Dinh dƣỡng N P2O5 K2O Tổng lượng dinh dưỡng

Kết quả thống kê của FAO (2017) ở Bảng 1.10 cho thấy: Mức tiêu thụ phân kali trong trồng trọt ở Việt Nam từ năm 2011 đến 2015 tƣơng đối ổn định, đạt cao nhất trong năm 2011 (594,1 ngàn tấn); bằng 29,8% NPK; 61,5% N, 137,2% P. Các năm 2012, 2013 và 2014 mức tiêu thụ phân kali giảm nhẹ. Năm 2015, mức tiêu thụ phân kali bằng 22,6% NPK; 44,3% N và 85,7% P. Tính trung bình cho cả giai đoạn 2011 đến 2015, mức K tiêu thụ bằng 24,0% NPK; 45,6% N và 106,2% P.

ảng 1.10. Mức tiêu thụ kali so với đạm và lân ở Việt Nam (năm 2011-2015)

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ K/NPK, K/N, K/P trung bình Ghi chú: Đơn vị tính K=K2O, P=P2O5.

Tác giả Nguyễn Văn Bộ (2017) đã khảo sát tình hình sử dụng phân vô cơ cho cây cà phê ở vùng Tây Nguyên từ năm 2011 đến 2012, kết quả cho thấy: Lƣợng kali mà nông dân 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai bón cho cà phê vối biến động từ 48 đến 1.900

kg K2O/ha/năm; trung bình là 425 kg K2O/ha/năm. Riêng tại tỉnh Lâm Đồng, nông dân bón kali cho cà phê chè biến động trong phạm vi thấp hơn, từ 32 đến 1.707 kg K2O/ha; trung bình là 414 kg K2O/ha [3].

Kết quả khảo sát của Lâm Văn Hà (2014) về hiện trạng sử dụng phân đạm, lân, kali và lƣu huỳnh trên cây cà phê vối tại tỉnh Lâm Đồng cho thấy: Việc sử dụng phân bón đạm, lân, kali và lƣu huỳnh cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh tại Lâm Đồng chƣa hợp lý về liều lƣợng, tỷ lệ và kỹ thuật bón. Phần lớn nông dân bón đạm, lân và lƣu huỳnh cao hơn so với mức khuyến cáo (448,4 kg N/ha; 324,0 kg P2O5/ha và 323,6 kg S/ha/năm). Tuy nhiên, lƣợng kali bón cho cây cà phê vối thấp hơn so với mức khuyến cáo, phạm vi biến động từ 80 đến 250 kg K2O/ha/năm. Tỷ lệ các nguyên tố đạm, lân và kali cũng chƣa cân đối theo nhu cầu của cây cà phê vối (N:P2O5:K2O:1,38:1:0,94). Phần lớn nông dân dùng dạng phân NPK:16:16:8+13S để bón cho cây cà phê vối, các loại phân đơn ít đƣợc sử dụng hơn nhƣ urê, lân supe, kali clorua [17].

Tác giả Đinh Thị Tiếu Oanh (2018) đã khảo sát thực trạng sử dụng phân bón cho cây cà phê chè trên đất nâu đỏ bazan tại Lâm Đồng, kết quả cho thấy: Có trên 90% nông hộ đƣợc khảo sát sử dụng phân NPK để bón cho cây cà phê chè; tỷ lệ NPK sử dụng phổ biến là 16:16:8+13S hoặc 7:7:14 hoặc 20:20:15 hoặc 16:8:16+6S. Các dạng phân đơn nhƣ urê, kali clorua, kali sulphate cũng ít đƣợc sử dụng hơn cho cây cà phê chè. Tỷ lệ phân N:P:K đƣợc sử dụng phổ biến cho cây cà phê chè giai đoạn kinh doanh tại Lâm Đồng phổ biến là 2,5:1,2:2,75. Lƣợng kali đƣợc sử dụng phổ biến là 222,2 kg K2O/ha/năm, thấp hơn so với mức khuyến cáo [38].

Tóm lại, các kết quả khảo sát về hiện trạng sử dụng phân bón vô cơ cho cây cà phê ở vùng Tây Nguyên của nhiều tác giả đã cho thấy: Việc bón phân N, P, K và S cho cây cà phê chƣa cân đối và hợp lý; phần lớn nông dân bón lƣợng đạm, lân và lƣu huỳnh cao hơn so với mức khuyến cáo trong khi bón lƣợng kali thấp hơn. Nhƣ vậy, việc sử dụng phân kali và lƣu huỳnh chƣa phù hợp với nhu cầu của cây cà phê tại Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu sử dụng phân kali và lưu huỳnh cho cây cà phê chè (coffea arabica) giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh lâm đồng (Trang 45 - 48)