Nội dung quản lý cho vay vốn đầu tư phát triển trường học của Quỹ Đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHO VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH (Trang 37 - 42)

- Bảo đảm vốn được phân bổ và sử dụng đúng mục đích và quy định pháp luật

TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1.2.4. Nội dung quản lý cho vay vốn đầu tư phát triển trường học của Quỹ Đầu tư phát triển

của Quỹ Đầu tư phát triển

- Quản lý cho vay các dự án ĐTPT trường học phải thuộc đối tượng cho vay theo quy định tại Danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa phương đã được UBND cấp tỉnh ban hành.

- Quản lý cho vay vốn ĐTPT trường học phải được thực hiện theo kế hoạch cho vay được Ban Giám đốc Quỹ, HĐQL Quỹ phê duyệt, ban hành.

- Quản lý cho vay vốn ĐTPT trường học đối với các dự án đầu tư xây dựng trường học trong đó chỉ cho vay dự án nào đã được Quỹ thẩm định, đánh giá khả thi, có hiệu quả phát triển kinh tế- xã hội.

1.2.4. Nội dung quản lý cho vay vốn đầu tư phát triển trường học củaQuỹ Đầu tư phát triển Quỹ Đầu tư phát triển

1.2.4.1. Lập kế hoạch cho vay * Căn cứ lập kế hoạch cho vay

Đầu tư phát triển trường học là một trong những lĩnh vực xã hội hóa hạ tầng xã hội được quy định trong Danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa phương đã được UBND cấp tỉnh ban hành và là đối tượng cho vay của Quỹ ĐTPT địa phương.

2. Căn cứ vào tình hình thực tế hàng năm, tình hình dự báo cho năm tiếp theo, tình hình dự kiến các dự án mới, các dự án đang triển khai, các dự án đến hạn thu hồi vốn

3. Khả năng hoạt động tài chính của Quỹ

Phòng Kế hoạch - Thẩm định nghiên cứu, tổng hợp, phân tích để lập kế hoạch cho vay hằng năm trình Ban Giám đốc xem xét.

* Phân loại kế hoạch cho vay vốn

- Căn cứ vào thời gian chia thành: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn.

Kế hoạch dài hạn (từ 5 năm trở lên) xác định một cách khái quát trong một thời gian tương đối dài bao gồm nhu cầu cho vay, phương thức chủ đạo về quản lý cho vay.

Kế hoạch trung hạn (từ trên 1 năm đến 5 năm) xác định được nhu cầu cho vay là bao nhiêu để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, tránh tình trạng dư thừa nguồn vốn hoặc không đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Kế hoạch trung hạn thường được các Quỹ ĐTPT ở các thành phố lớn áp dụng.

Kế hoạch ngắn hạn (thường là hằng năm) được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa các nội dung của kế hoạch vốn trung hạn. Kế hoạch ngắn hạn cho biết việc đầu tư, quản lý vốn sẽ được thực hiện ra sao trong một năm tài chính.

- Căn cứ theo mục tiêu: Kế hoạch cho vay về hạn mức cho vay; kế hoạch về danh mục các dự án ưu tiên; và kế hoạch về thời hạn cho vay.

Xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng

Đặt mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch cho vay

Thiết lập tiến độ của khoản cho vay

Nhận diện rủi ro của khoản cho vay Trình bày kế hoạch cho

vay

Bảng 1.1. Quy trình lập kế hoạch cho vay

Nguồn: Nguyễn Phương Tuyến, Luận văn Quản lý cho vay đầu tư tại Quỹ ĐTPT tỉnh Bắc Ninh, trang 11

Bước 1: Tổng hợp các báo cáo tổng kết của các phịng, ban trình Hội

đồng quản lý Quỹ, báo cáo của UBND, HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, từ đó xác định được nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển trường học trong năm tiếp theo.

Bước 2: Xác định các chỉ tiêu kế hoạch về hạn mức, lĩnh vực cho vay. Bước 3: Thiết lập tiến độ cho vay: vạch ra lộ trình thời gian cụ thể

về tiến độ giải ngân và thu hồi vốn.

Bước 4: Nhận diện rủi ro có thể có khi thực hiện khoản vay, đưa ra các

biện pháp dự phòng để hạn chế rủi ro.

Bước 5: Trình bày kế hoạch các khoản cho vay, tổng hợp để báo cáo

trình các Trưởng phịng chun mơn và BGĐ quyết định.

1.2.4.2. Tổ chức thực hiện cho vay

a) Xác định bộ phận, nhân sự thực hiện nhiệm vụ cho vay:

- Phòng Kế hoạch- Thẩm định: Cán bộ Thẩm định trực tiếp hướng dẫn, các đơn vị vay vốn tiếp cận vốn vay đồng thời dựa trên các hồ sơ vay vốn

nhận được, lập báo cáo thẩm định trình Ban Giám đốc.

- Phịng Tín dụng- Đầu tư: Cán bộ Tín dụng nhận hồ sơ vay vốn từ phịng Kế hoạch- Thẩm định cùng Quyết định cho vay của Ban Giám đốc đối với dự án, sau đó lập Hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn vay.

Cán bộ Thẩm định- Tín dụng phải có trình độ, được đào tạo bài bản, đặc biệt nắm vững được lĩnh vực thẩm định, được đào tạo nghiệp vụ tài chính- ngân hàng, có kinh nghiệm,năng lực phẩm chất tốt, thực sự cơng tâm, có cái nhìn khách quan để đánh giá về dự án, chủ đầu tư vay vốn.

b) Hướng dẫn, tư vấn cho các đơn vị vay vốn về các thủ tục cần thiết

Cán bộ nghiệp vụ có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị vay vốn lập hồ sơ theo quy định.Trưởng phòng Nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ dựa trên tài liệu đơn vị vay vốn đã cung cấp và tình hình thực tế của đơn vị vay vốn.

Đồng thời tiến hành tư vấn cho các đối tượng về quy trình, thủ tục vay vốn tại Quỹ để các đối tượng có thể nắm được và dễ dàng tiếp cận. Đây cũng là một phương thức để tạo điều kiện cho các hoạt động của Quỹ.

c) Quy trình thực hiện cho vay theo kế hoạch đã lập

- Cán bộ phòng Kế hoạch- Thẩm định tiến hành lập báo cáo thẩm định dự án, xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết); ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có).

- Quỹ tiến hành họp Tổ thẩm định xem xét, quyết định cho vay (nếu có Quyết định thành lập). Giám đốc Quỹ căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) của Phịng nghiệp vụ, báo cáo của Tổ thẩm định, chỉ đạo phòng nghiệp vụ soạn thảo thông báo gửi đơn vị vay vốn biết Quỹ chấp nhận hoặc từ chối cho vay dự án đối với các dự án thuộc thẩm quyền; báo cáo cấp có thẩm quyền về các dự án khơng thuộc thẩm quyền của Giám đốc.

nghiệp vụ giao dịch có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị vay vốn nộp bổ sung đầy đủ cho Quỹ đầu tư các hồ sơ để chuyển cho phòng nghiệp vụ để thẩm định chung cuộc và trình Giám đốc Quỹ hoặc cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cho vay. Toàn bộ hồ sơ dự án, báo cáo thẩm định, thông báo và quyết định cho vay đã được phê duyệt chuyển cho phịng Tín dụng để làm căn cứ dự thảo Hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay.

- Phịng tín dụng hướng dẫn đơn vị vay vốn lập thủ tục giải ngân, kiểm soát hồ sơ giải ngân, tiến hành giải ngân, thu hồi nợ, xử lý rủi ro (nếu có) theo quy định

- Phịng kế tốn tiến hành chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng trên cơ sở hồ sơ giải ngân đã được kiểm sốt do Phịng Tín dụng chuyển xuống.

d) Tuyên truyền, quảng bá về hoạt động cho vay của Quỹ

- Đối tượng của công tác tuyên truyền, quảng bá là các cấp uỷ chính quyền, địa phương, Sở ban ngành địa phương ; các doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn

- Nội dung tuyên truyền : Nguyên tắc, quy chế hoạt động của Quỹ và trên hết là những thuận lợi, lợi ích dự kiến mang lại khi vay vốn tại Quỹ.

- Hình thức tuyên truyền :

+ Qua các phương tiện thông tin đại chúng như Báo, Đài phát thanh- Truyền hình địa phương, mạng xã hội Facebook,…

+ Qua bộ máy quản lý, cán bộ nhân viên của Quỹ ĐTPT địa phương + Qua những dự án vay vốn đã hoàn thành, đi vào hoạt động trên địa phương.

1.2.4.3. Kiểm soát thực hiện cho vay a) Chủ thể kiểm sốt:

Có 5 chủ thể kiểm sốt trực tiếp công tác thực hiện cho vay của Quỹ ĐTPT địa phương, như sau:

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHO VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w