Bảng 3.4. Tỷ trọng nợ ngắn hạn của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NGÀNH SƠ CHẾ VÀ ĐÓNG GÓI THỦY HẢI SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 64 - 65)

từ năm 2016 – 2019

Theo bảng 2.4, ta thấy tỷ trọng nợ ngắn hạn của các công ty trong cùng một lĩnh vực sơ chế đóng gói thủy hải sản nhưng lại có sự khác nhau trên nhiều khía cạnh, cả về xu hướng biến đổi trong giai đoạn 2015 – 2019 và độ lớn của tỷ trọng này. Về xu hướng của tỷ trọng nợ ngắn hạn trong cơ cấu nguồn vốn của các công ty, ta thấy trong khi một số công ty như AAM, ACL, CMX, FMC giảm đáng kể trong giai đoạn 2015 – 2019, thì tỷ trọng này ở một số công ty khác (NAV) lại tăng, mặc dù mức tăng không quá mạnh. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ trọng có xu hướng giảm.

Về độ lớn của tỷ trọng nợ ngắn hạn, ta thấy một số công ty có tỷ trọng nợ ngắn hạn rất thấp dưới 30% (AAM, VHC) trong khi một số công ty khác có tỷ trọng nợ ngắn hạn tương đối cao > 65% (CMX, TS4). Trong khi ở phần trước, ta thấy hầu hết các công ty đều có tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao > 60%. Điều này cho thấy một số công ty có tỷ trọng tài sản ngắn hạn thấp đang có lượng vốn lưu động tăng dần

trong giai đoạn 2015 – 2019, mức tăng càng nhanh ở một số công ty quy mô nhỏ hơn trong nhóm các công ty trên. Trên thực tế giai đoạn 2015 – 2019 ngành thủy hải sản Việt Nam được hưởng lợi tương đối lớn từ các hiệp định xuất khẩu mà Việt Nam tham gia, trong đó có ngành hải sản. Điều này khiến cho hoạt động kinh doanh của các công ty này tốt lên đáng kể trong giai đoạn 2015 – 2019. Các nội dung phân tích ở phần sau của luận văn sẽ làm rõ luận điểm này.

Bảng 3.5. Tỷ trọng nợ dài hạn của các công ty giai đoạn 2015 – 2019

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NGÀNH SƠ CHẾ VÀ ĐÓNG GÓI THỦY HẢI SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w