Bảng 3.5. Tỷ trọng nợ dài hạn của các công ty giai đoạn 2015 – 2019

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NGÀNH SƠ CHẾ VÀ ĐÓNG GÓI THỦY HẢI SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 65 - 67)

từ năm 2016 – 2019

Theo bàng 2.5, ta thấy tỷ trọng nợ dài hạn của hầu hết các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản đang niêm yết trên HOSE đều ở mức thấp không đáng kể. Hầu hết đều thấp dưới 2%, trong khỉ chỉ riêng TS4 có tỷ trọng tài sản dài hạn đạt mức cao 9,2% trong năm 2019. Điều này cho thấy hầu hết các công ty này đều không cần sử dụng đến các khoản vay trung dài hạn tại ngân hàng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Phần lớn hoạt các khoản mục tài sản được tài trợ bởi nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu, là những nguồn tài trợ ngắn hạn (đối với nợ) và bền vững (đối với vốn chủ sở hữu).

Bảng 3.6. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019

Đúng như các phân tích ở phần trên, tình hình tài chính của các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản có diễn biến tích cực đáng kể trong giai đoạn 2015 - 2019. Theo bảng 2.6, tỷ trọng vốn chủ sở hữu của các công ty này tăng đáng kể ở hầu hết các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019. Chẳng hạn, ACL tăng từ 24,8% lên 45,6%, CMX tăng từ 9,8% lên 24,2%, VHC tăng từ 48,0% lên 73,8%.

3.2.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Bảng 3.7. Hệ số nợ so với tổng tài sản của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019

Để thuận tiện cho việc phân tích ta lập bảng phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản.

Hệ số nợ so với tài sản: là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Theo bảng 2.7, ta thấy hệ số nợ so với tổng tài sản của các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản niêm yết trên HOSE phân hóa đáng kể giữa các công ty. Cụ thể, một số công ty có tỷ số này tương đối thấp, chẳng hạn AAM, ABT, VHC, trong khi một số công ty có tỷ trọng tương đối cao như CMX, TS4. Điều này cho thấy các công ty có hoạt động kinh doanh và chiến lược cơ cấu tài trợ vốn khác nhau. Đây là một ngành nghề kinh doanh mà các công ty không bị xác định trong một loại hình cơ cấu vốn.

Về xu hướng, cũng theo bảng 2.7, ta thấy có tới 6 trên 8 công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản niêm yết trên HOSE là có tỷ trọng nợ so với tổng tài sản giảm đáng kể trong giai đoạn 2015 – 2019. Điều này càng có giá trị minh họa cho các nhận định ở trên về tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty đang được hưởng lợi từ ngành hải sản phát triển với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam chính thức tham gia trong giai đoạn 2015 – 2019.

Bảng 3.8. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu giai đoạn 2015 – 2019

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NGÀNH SƠ CHẾ VÀ ĐÓNG GÓI THỦY HẢI SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w