2019 đoạn 2015 – 2019

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NGÀNH SƠ CHẾ VÀ ĐÓNG GÓI THỦY HẢI SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 78 - 112)

từ năm 2016 – 2019

Tỷ suất ROI đo lường bằng cách mang lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho vốn chủ sở hữu bình quân. Tỷ lệ này đo lường hiệu quả đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp, tức chưa tính đến các khoản vay nợ. Kết quả đo lường ở bảng 2.20 cho thấy, hầu hết các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản đang niêm yết đều có tỷ lệ này ở mức cao.

giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019

Tỷ suất ROE đo lường trực tiếp 1 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Tỷ lệ này được sử dụng để so sánh trực tiếp với các phương án đầu tư khác, chẳng hạn như gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc đầu tư trái phiếu. Căn cứ bảng 2.21, ta thấy ngoại trừ AAM và TS4, các công ty còn lại đều có tỷ suất ROE tương đối cao, từ khoảng 11% - 25%. Với các tỷ suất ROE này, nhà đầu tư đều có lãi so với các phương án đầu tư ổn định khác. Cùng với đó, ta cũng thấy tỷ suất ROE của các công ty dường như khá ổn định hoặc tăng nhẹ trong giai đoạn 2015 – 2019, do các doanh nghiệp ngành thủy sản nói chung đều được hưởng lợi.

Bảng 3.22. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần, hay còn gọi là biên lợi nhuận của công ty cho biết một đơn vị doanh thu thuần sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận, sau khi trừ đi các loại chi phí giá vốn và chi phí vận hành kinh doanh, bao gồm cả thu nhập từ các hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Căn cứ bảng 2.22, có thể thấy biên lợi nhuận của các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản tương đối phân hóa, nhưng trong khoảng từ 0% - 17% trong suốt giai đoạn 2015 – 2019, trừ một số trường hợp thua lỗi ở CMX (năm 2016), NAV (năm 2016) và TS4 (năm 2019). Một số công ty chứng kiến biên lợi nhuận ròng tăng đều đặn trong giai đoạn 2015 – 2019 như FMC, NAV, VHC. Cũng trong giai đoạn này, giá cổ phiếu của các công ty tăng đáng kể. Điều này cho thấy biên lợi nhuận là một chỉ báo quan trọng tác động đến giá cổ phiếu, thông qua việc tác động đến lợi nhuận và vị thế của công ty.

3.2.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Bảng 3.23. Tỷ suất sinh lời trên giá vốn hàng bán của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019

Tỷ suất sinh lời trên giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp cho biết để tạo ra một đơn vị lợi nhuận gộp, cần bao nhiêu đơn vị chi phí giá vốn. Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và nhân công để tạo ra hàng hóa, chưa tính các chi phí bán hàng và chi phí cho hoạt động quản lý doanh nghiệp. Căn cứ bảng 2.23, có thể thấy tỷ suất này dao động khác nhau ở các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản đang niêm yết trên HOSE. Một số công ty có tỷ suất tương đối cao, trên 25% (ACL, CMX, VHC, TS4), trong khi một số công ty có tỷ suất lợi nhuận gộp tương đối thấp. Trong thị trường cạnh tranh, tỷ suất sinh lời trên giá vốn hàng bán hoặc biên lợi nhuận gộp được xem là nhân tố quan trọng để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bởi khi diễn ra tình trạng cạnh tranh mạnh mẽ, các doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao có thể tiếp tục giảm giá mà vẫn không bị lỗ, trong khi các doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp không thể giảm giá theo vì sẽ dẫn đến thua lỗ kéo dài. Giá thấp sẽ thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh

nghiệp, và các doanh nghiệp thua lỗ dài hạn sẽ buộc phải rút lui. Trong trường hợp của TS4, mặc dù biên lợi nhuận ròng rất thấp nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp tương đối cao, cho thấy công ty đã sử dụng quá nhiều chi phí cho các hoạt động khác.

Bảng 3.24. Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019

Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng các chi phí bán hàng. Theo bảng 2.24, tỷ số này ở các doanh nghiệp được đánh giá cao ở phần trên (ABT, ACL, FMC, NAV, VHC) đều ở mức cao và có xu hướng tăng đáng kể trong giai đoạn 2015 – 2019. Hầu hết các doanh nghiệp này đều có tỷ suất lợi nhuận thuần/chi phí bán hàng tăng 3-5 lần trong giai đoạn trên, cho thấy khi Việt Nam hội nhập sâu rộng, các công ty không phải tốn thêm chi phí cho quảng cáo bán hàng.

Bảng 3.25. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019

Tương tự tỷ suất sinh lời trên chi phí bán hàng, tỷ suất sinh lời trên chi phí quản lý doanh nghiệp đo lường hiệu quả sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo bảng 2.25, tỷ suất này của các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản niêm yết trên HOSE dao động từ khoảng -1,6 lần (TS4, năm 2019) tới gần 8,8 lần (VHC, năm 2019). Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời trên chi phí quản lý doanh nghiệp của các công ty đều tăng trong giai đoạn 2015 – 2019 cho thấy các doanh nghiệp đã tăng dần hiệu quả sử dụng các loại chi phí khác nhau trong hoạt động kinh doanh.

Bảng 3.26 Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019

Kết hợp 2 chỉ tiêu phân tích tỷ suất sinh lời trên chi phí bán hàng và tỷ suất sinh lời trên chi phí quản lý doanh nghiệp, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tổng chi phí đánh giá hiệu ứng tổng hợp của chi phí, đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/tổng chi phí. Căn cứ bảng 2.26, ta thấy chỉ tiêu tổng hợp tăng ở hầu hết các doanh nghiệp và dao động chủ yếu trong khoảng 1 – 2 lần. Trong giai đoạn 2015 – 2019, tỷ suất sinh lời của tổng chi phí tăng dần ở nhiều công ty và chỉ giảm duy nhất ở TS4 do kết quả kinh doanh năm 2019 thua lỗ.

3.2.5. Phân tích rủi ro tài chính

Bảng 3.27. Đòn bẩy tài chính (TTS/VCSH) của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính đo lường bằng tổng nguồn vốn chia cho vốn chủ sở hữu, với ý nghĩa minh họa trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì huy động được tổng hợp bao nhiêu đơn vị nguồn vốn. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của thị trường tài chính tới hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, trong các bối cảnh môi trường thuận lợi, chi phí vay nợ thấp trong khi cơ hội kinh doanh lớn, các công ty có thể tận dụng các khoản vay nợ bên ngoài để tạo thêm đòn bẩy tài chính, cho mục tiêu gia tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu. Cứ một đơn vị vốn vay nợ sẽ cho thêm một con số dương đơn vị lợi nhuận sau khi trừ đi lãi vay phải trả, thì các công ty có xu hướng mở rộng vay nợ để tài trợ cho mở rộng hoạt động kinh doanh.

Căn cứ bảng 2.27, ta thấy chỉ số đòn bẩy tài chính của các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản niêm yết trên HOSE đều ở mức thấp dưới 2 lần trong giai đoạn 2015 – 2019, ngoại trừ trường hợp của CMX trong tất cả các năm. Việc duy trì đòn bẩy tài chính cao tại CMX cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới hoạt động kinh doanh tiêu cực, thua lỗ của công ty này trong suốt giai đoạn 2015 – 2019.

Ngoài ra, minh họa trong bảng 2.27 còn cho thấy đòn bẩy tài chính của hầu hết các công ty đều giảm trong giai đoạn 2015 – 2019, cho thấy các công ty không có xu hướng tiếp tục mở rộng kinh doanh thông qua vay nợ trong giai đoạn này.

Bảng 3.28. Độ lớn của đòn bẩy tài chính của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019

Chỉ tiêu độ lớn của đòn bẩy tài chính đo lường 1 đơn vị lãi vay nợ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận trước thuế (tính bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho lợi nhuận trước thuế). Tỷ lệ này thông thường càng nhỏ gần 1 thì càng tốt, cho thấy lãi vay chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tác động giảm lợi nhuận trước thuế, trừ những trường hợp công ty có lợi nhuận trước thuế âm, tức lỗ trước thuế. Theo bảng 2.28, ta thấy tỷ lệ độ lớn đòn bẩy tài chính của các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản niêm yết trên HOSE dao động trong khoảng -7,77 (TS4, năm 2016) đến 3,37 (ACL, năm 2016). Tuy nhiên, có thể thấy tác động của chỉ tiêu này tới giá cổ phiếu và giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp là không rõ ràng. Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể sử dụng nợ vay cho tới khi nào lãi suất vay nợ quá cao, hoặc là nợ vay chiếm tỷ trọng quá lớn dẫn đến cơ cấu tài chính của công ty dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài trên thị trường tài chính.

Cũng từ bảng 2.28, ta thấy tỷ lệ độ lớn đòn bẩy tài chính của các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản niêm yết trên HOSE có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015 – 2019. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng nợ vay của các công ty được cải thiện đáng kể trong giai đoạn nói trên, đáng chú ý nhất là ở ALC (giảm từ 2,25 xuống 1,27) và NAV (giảm từ 1,43 xuống 1,0).

3.2.6. Phân tích một số chỉ tiêu đặc thù của công ty cổ phần niêm yết

Đối với các công ty niêm yết, giá cổ phiếu và giá trị vốn hóa của công ty thay đổi hàng ngày trên thị trường chứng khoán, tùy thuộc vào đánh giá của nhà đầu tư về doanh nghiệp và diễn biến trên thị trường. Trong một số trường hợp, diễn biến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường còn có tác động ngược lại tới tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Do đó, để phân tích đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần đánh giá một số chỉ tiêu thị trường bao gồm Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), Chỉ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phần (P/E), Giá trị sổ sách của mỗi cổ phần (BV).

Bảng 3.29. Chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019

Chỉ số EPS đo lường lợi nhuận trên mỗi cổ phần trong một kỳ xác định, thông thường là 1 năm, hoặc 4 quý gần nhất. Chỉ số này minh họa cho giá trị lợi nhuận mà nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu sẽ nhận được cho mỗi cổ phần mà họ đang sở hữu. Bảng 2.29 cho thấy, chỉ số EPS của các doanh nghiệp sơ chế đóng gói thủy hải sản niêm yết trên HOSE dao động khác nhau ở các công ty, từ mức -3,210 đồng/cổ phần (CMX, năm 2016) tới 15,489 đồng/cổ phần (VHC, năm 2018). Tuy nhiên, có thể thấy một số công ty có EPS tương đối ổn định (ABT, FMC), một số công ty có EPS tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2015 – 2019 (VHC, NAV, AAM), trong khi một số công ty có EPS biến động bất thường trong giai đoạn này. Thông thường, nhà đầu tư ổn định sẽ tìm kiếm các cổ phiếu có EPS tăng trưởng hoặc ổn định, trong khi nhiều nhà đầu tư mạo hiểm có thể tìm kiếm khoản lợi nhuận lớn ở các cổ phiếu có EPS biến động, minh họa cho hoạt động kinh doanh biến động của doanh nghiệp.

Bảng 3.30. Chỉ số P/E của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019

Chỉ số P/E minh họa thời gian nắm giữ cần thiết để nhà đầu tư có thể hòa vốn trên mỗi cổ phần họ nắm giữ, với giả định trong các năm tới mỗi cổ phần sẽ mang lại giá trị EPS cố định, và chưa tính đến yếu tố lạm phát. Đây được xem là chỉ tiêu cơ bản, kinh điển và quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư cổ phiếu niêm yết.

Căn cứ bảng 2.30, ta thấy hầu hết các công ty sơ chế đóng gối thủy hải sản đều có hệ số P/E tương đối thấp (<8 lần), ngoại trừ AAM và một số trường hợp có P/E âm do lợi nhuận thua lỗ. P/E thấp cho thấy các nhà đầu tư đang tương đối thận trọng khi đánh giá cổ phiếu của các công ty thuộc lĩnh vực này. Trên thực tế, ngành hải sản cũng là ngành có thể biến đổi nhanh chóng và phụ thuộc chu kỳ lớn, và chứa nhiều yếu tố rủi ro về nguyên vật liệu và chuỗi cung ứng nói chung. Do đó, các nhà đầu tư thường thận trọng khi mua cổ phiếu ngành này. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, chỉ số P/E thấp cũng thể hiện mức độ hấp dẫn của cổ phiếu khi giá cổ phiếu đang tương đối rẻ so với thu nhập mà nhà đầu tư nhận được trên mỗi cổ phần. Nhiều công ty ở bảng 2.30 cho thấy P/E giảm đáng kể trong giai đoạn 2015 – 2019, trong khi hoạt động kinh doanh tương đối ổn định, chẳng hạn như VHC.

Bảng 3.31. Chỉ số giá trị sổ sách mỗi cổ phần của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần thể hiện tương đối giá trị thanh lý mà nhà đầu tư sẽ nhận được cho mỗi cổ phần, nếu như công ty dừng hoạt động. Giá trị sổ sách của các công ty thường là dương và lớn hơn mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần), trừ khi công ty làm ăn thua lỗ. Minh họa ở bảng 2.31 cho thấy giá trị sổ sách của

các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản dao động trong khoảng từ 1.712 đồng/cổ phần tới 43.453 đồng/cổ phần. Một số công ty có giá trị sổ sách/cổ phần tăng đáng kể trong giai đoạn 2015 – 2019, chẳng hạn ACL, CMX, FMC, VHC. Đây cũng là những công ty có đà tăng trưởng giá cổ phiếu đáng kể trong giai đoạn 2015 – 2019.

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, tác giả áp dụng toàn bộ các cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản đang niêm yết trong chương 2 để phân tích thực trạng các công ty sơ ché đóng gói thủy hải sản đang niêm yết trong giai đoạn 2016 – 2019. Ngoài ra, tác giả cũng trình bày giới thiệu sơ lược về đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành thủy sản và các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn này, bao gồm các đặc điểm về hoạt động kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm, đặc điểm về thị trường tiêu thụ. Các nội dung chỉ số phân tích báo cáo tài chính được tác giả phân tích đầy đủ trong chương này, làm căn cứ đánh giá và đề

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NGÀNH SƠ CHẾ VÀ ĐÓNG GÓI THỦY HẢI SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 78 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w