Bảng 3.13. Nguồn tài trợ thường xuyên/Tài sản dài hạn
đoạn 2015 – 2019
từ năm 2016 – 2019
Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp được đo lường bằng tỷ lệ tổng tài sản chia cho nợ phải trả. Tỷ lệ này cho biết, trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động ngay lập tức, trước khi các chủ sở hữu doanh nghiệp nhận lại phần tài sản của mình, toàn bộ các nghĩa vụ nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp có được chi trả đủ bằng việc thanh lý hết tài sản trên bảng cân đối kế toán hay không, bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tất nhiên, việc tính toán này chưa bao gồm ảnh hưởng của việc mất giá trị khi thanh lý tài sản.
Căn cứ bảng 2.15, ta thấy hầu hết các công ty trong lĩnh vực sơ chế đóng gói thủy hải sản đang niêm yết trên HOSE đều có tỷ lệ này trong khoảng từ 1-4 lần. Điều này cho biết các công ty thủy hải sản có đủ khả năng để thanh toán hết các khoản nợ phải trả. Sự an toàn trước các nghĩa vụ nợ phải trả của công ty giúp cho các chủ nợ an tâm hơn, tạo điều kiện để đảm bảo thanh khoản cho các hoạt động của Công ty.
Bảng 3.16. Hệ số thanh toán ngắn hạn của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019
Như trên đã phân tích, hệ số thanh toán ngắn hạn của các công ty minh họa khả năng sử dụng các tài sản ngắn hạn để thanh toán cho các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của công ty, trong trường hợp công ty dừng hoạt động ngay lập tức. Theo bảng 2.16, hệ số thanh toán ngắn hạn của các Công ty đa số đều lớn hơn 1 lần, ngoại trừ tại CMX. Ngoài ra, hệ số thanh toán ngắn hạn của các công ty đều tăng đáng kể trong giai đoạn 2015 – 2019, cho thấy sự cải thiện đáng kể về thanh khoản của các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản đang niêm yết trên HOSE. Bên cạnh các công ty có hệ số thanh toán ngắn hạn tăng trong giai đoạn nói trên, hầu hết các công ty đều đảm bảo hệ số này ở mức ổn định trong giai đoạn 2015 – 2019, cho thấy sự ổn định trong hoạt động thanh khoản ở các công ty. Trong trường hợp CMX, tình hình thanh khoản tiêu cực tác động đáng kể đến diễn biến của giá cổ phiếu trên thị trường, hiện đang ở mức khá thấp.
Bảng 3.17. Hệ số thanh toán nhanh của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019
Do các tài sản ngắn hạn vẫn bao gồm một số khoản mục không thể thanh khoản ngay lập tức, người ta sử dụng hệ số thanh toán nhanh để đánh giá khả năng thanh khoản tốt hơn. Với bài kiểm tra này, theo bảng 2.17 cho thấy từ chỉ có 1 công ty có hệ số nhỏ hơn 1 đã tăng lên thành 5 công ty. Chỉ riêng AAM, NAV, VHC có hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1, cho thấy mức độ thanh khoản cao hơn.
Bảng 3.18. Hệ số thanh toán tức thời của các công ty trong giai đoạn 2015 – 2019
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019
Đây dường như là bài kiểm tra cao nhất về tính thanh khoản của các công ty nói chung, cũng như các công ty trong lĩnh vực sơ chế đóng gói thủy hải sản niêm yết trên HOSE nói riêng. Hệ số thanh toán tức thời cho biết liệu công ty có thể thanh toán hết các nghĩa vụ nợ ngắn hạn bằng tiền mặt hay không. Với bài kiểm tra này, theo bảng 2.18 ta thấy chỉ có ABT và VHC là có giá trị thanh toán tức thời lớn hơn 1.
3.2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh
3.2.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 3.19. Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) của các công ty giai đoạn 2015 – 2019
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của các doanh nghiệp từ năm 2016 – 2019
Chỉ tiêu phân tích đầu tiên để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó là tỷ suất sinh lời của tài sản, tức là sẽ cho biết 1 đơn vị tài sản của công ty đang tạo ra bao nhiêu đơn vị thu nhập.
Theo bảng 2.19, ta thấy tỷ suất sinh lời trên tài sản của các công ty sơ chế đóng gói thủy hải sản đang niêm yết trên HOSE là tương đối phân hóa. Cụ thể, những công ty ở top đầu cho thấy tỷ suất ROA lên tới 9-18% (ABT, ACL, FMC,
VHC). Bên cạnh đó, tỷ suất ROA của VHC còn tăng trưởng rất ổn định trong giai đoạn 2015 – 2019. Trong khi đó, ROA của các doanh nghiệp top cuối biến