Tại sao Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) lại có thể tác động vào kinh tế thế giới?

Một phần của tài liệu 100 CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ( CÓ ĐÁP ÁN) (Trang 25 - 26)

kinh tế thế giới? -

Đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ quốc tế và là tiền tệ thanh toán chính trong giao dịch thương mại quốc tế. Vì đồng tiền này chiếm vị trí chi phối trong hệ thống tiền tệ quốc tế, nên hầu hết các mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới như dầu mỏ, vàng,… đều được định giá bằng USD.

Vì thế nên Cục dự trữ liên bang – FED là cơ quan kiểm soát đồng USD nên có khả năng gián tiếp kiểm soát thị trường toàn cầu. Hầu như mọi quyết định của FED là gì đi chăng nữa thì đối với đồng Đô la và kinh tế Mỹ đều tác động ít nhiều đến kinh tế thế giới.

FED sử dụng ba công cụ chính để tác động đến chính sách tiền tệ:

• Mua và bán trái phiếu chính phủ: (Khi FED mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi FED bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn.)

• Quy định lượng tiền mặt dự trữ: (Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà nó quản lý. Nếu FED yêu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.)

• Thay đổi lãi suất của khoản vay từ FED: (Các ngân hàng thành viên của FED vay tiền từ FED để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà FED ấn định cho các khoản vay này gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng đến về số lượng tiền các thành viên sẽ được vay.)

Ví dụ: Để giải quyết khủng hoảng 2008, các gói kích thích kinh tế QE của FED bơm tiền vào thị trường hàng nghìn tỉ Đô la, một mặt nó giúp ổn định tình hình tín dụng ở Mỹ, mặt khác làm đồng Đô la mất giá nghiêm trọng. Khi đó giá vàng thế giới tăng cao, cùng giá các loại hàng hóa khác cũng tăng cao khiến nhiều nước rơi vào tình trạng khó khăn.

Ngoài ra, kho dự trữ của FED còn là nơi tập trung tiền và vàng nhiều nhất thế giới. Ngân hàng New York (số 33 Liberty) dự trữ 25% lượng vàng trên thế giới, hầu hết là vàng của nước ngoài gửi.

Vì vậy, có thể nói FED là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, là nơi đưa ra các chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng tới Hoa Kỳ mà còn rất nhiều quốc gia khác và có thể tác động vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu 100 CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ( CÓ ĐÁP ÁN) (Trang 25 - 26)