Câu hỏi lớn ECB đang phải đối mặt

Một phần của tài liệu 100 CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ( CÓ ĐÁP ÁN) (Trang 52 - 54)

III. HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI CỦA NHTW 1.Hoạt động mua bán ngoại hố

5 câu hỏi lớn ECB đang phải đối mặt

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ đợi liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong phiên họp ngày 28/10 có thừa nhận tầm nghiêm trọng của áp lực lạm phát hiện tại hay không. Họ cũng mong muốn một lời giải thích từ ECB về những chính sách tiền tệ "siêu nới lỏng” trong thời gian qua.

Những quyết định quan trọng về tương lai của các gói hỗ trợ khẩn cấp trong đại dịch của ECB sẽ phải đợi tới tháng 12 mới có thể biết. Tuy nhiên, dưới áp lực của đà tăng giá năng lượng cũng như tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng trên quy mô toàn cầu, cuộc họp tới đây buộc phải mang lại kết quả tích cực nào đó.

Sau đây là 5 câu hỏi quan trọng mà các thị trường khắp lục địa già muốn đặt ra đối với ngân hàng quyền lực nhất khu vực.

Lạm phát cao sẽ có tác động gì đối với triển vọng chính sách trong tương lai?

ECB có thể phải thừa nhận rằng áp lực lạm phát sẽ kéo dài lâu hơn so với dự báo nhưng cơ quan này sẽ chưa cho thu lại những chính sách hỗ trợ.

Dự báo tỷ lệ lạm phát của ECB vào năm 2023 ở mốc 1,5%, vẫn thấp hơn mục tiêu 2%, và các nhà hoạch định chính sách cho biết việc thắt chặt các chính sách hiện tại là quá sớm và có thể gây tổn hại đến nền kinh tế.

Philip Lane, nhà kinh tế học trưởng của ECB tranh luận rằng tình hình lạm phát đang diễn ra trong khối ở thời điểm hiện tại sẽ không khiến cơ quan này thay đổi các chính sách tiền tệ hiện hữu khi tốc độ tăng giá dịch vụ và tiền lương vẫn tương đối thấp.

“Họ phải rất thận trọng”, theo Craig Inches, trưởng bộ phận đánh giá tại Royal London Asset Management. “Nếu như họ bắt đầu thắt chặt chính sách, thì những thị trường ngoại vi có thể sẽ gặp khó khăn”.

Mâu thuẫn giữa kế hoạch của ECB và xu hướng định giá thị trường về lãi suất

Trên thực tế, kỳ vọng tăng lãi suất đã xuất hiện trong một vài tuần trở lại đây và các thị trường đang định giá ở mức kỳ vọng lãi suất sẽ tăng 0,1% vào cuối năm 2022.

Điều này là không nhất quán với quan điểm nới lỏng chính sách tiền tệ của ECB và là một điểm hết sức quan ngại nếu như lãi suất cho vay tăng cao là nguồn cơn khiến cho những điều kiện tài chính bị thắt chặt.

Tái định giá chính là một hệ quả của quá trình điều chỉnh mạnh mẽ đang diễn ra tại Anh và Mỹ, nơi các nhà đầu tư dự báo các cơ quan chức năng sẽ thắt chặt các chính sách hỗ trợ hiện tại. Lane đã lên tiếng phản pháo lại xu hướng định giá thị trường nói trên, và chủ tịch ECB Christine Lagarde có thể cũng sẽ làm điều tương tự trong cuộc họp hôm 28/10.

“Chúng tôi tự đoán ECB sẽ vẫn duy trì các chính sách hỗ trợ, trong khi thị trường thì lại tiếp tục phòng hộ với quan điểm ECB sẽ sớm thắt chặt các chính sách”, theo nhà kinh tế học Anatoli Annenkov đến từ Societe Generale.

Lạm phát có ổn định một khi áp lực giá cả dịu nhiệt?

Đối với một số nhà hoạch định chính sách, những động cơ không ngừng thay đổi thúc đẩy lạm phát là điều không nên bị lờ đi. Do đó, quan điểm của ECB về thời điểm lạm phát ổn định trở lại là chủ đề đang rất được quan tâm.

Jen Weidmann, chủ tịch Bundesbank, một người chỉ trích chính sách tiền tệ nới lỏng của ECB, một lần nữa đưa ra cảnh về rủi ro lạm phát hồi tuần trước khi ông công bố kế hoạch “thoái vị” vào đầu tháng 12.

Lạm phát trong khối eurozone đang ở 3,4% - mức cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2008, và được dự báo tăng lên 4% trong cuối năm nay. Vấn đề cần được quan tâm ở đây là điều gì sẽ xảy ra khi lạm phát kỳ vọng vượt lên trên mức mục tiêu và những dấu hiệu dự báo về làn sóng tác động lần hai lên tiền lương đã bắt đầu xuất hiện.

Rủi ro triển vọng kinh tế

Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và đà tăng giá năng lượng cho thấy tác động từ những cơn gió chướng của nền kinh tế đã bắt đầu gia tăng kể từ kỳ họp tháng 9 của ECB.

Đức đã vấp phải không ít khó khăn từ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và các định chế tài chính hàng đầu tại quốc gia này đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế số 1 châu Âu trong năm 2021 từ 3,7% xuống còn 2,4%.

Và trong khi xu hướng tăng giá năng lượng có thể làm trầm trọng hóa tình trạng lạm phát, nó còn có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng, và lợi nhuận của doanh nghiệp. “Chúng tôi đang chờ đợi việc sẽ có thêm những lãnh đạo tại ECB thừa nhận rủi ro giảm tốc của nền kinh tế”, các chuyên gia phân tích tại BofA chia sẻ.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi chương trình thu mua khẩn cấp trong đại dịch kết thúc?

Quyết định điều gì sẽ xảy ra sau khi chương trình thu mua khẩn cấp trong đại dịch (hay còn gọi là PEPP), trị giá 1,85 nghìn tỷ euro, kết thúc vào tháng 3/2022 tới đây, sẽ được đưa ra trong tháng 12, và ở thời điểm hiện tại, các cuộc thảo luận đang được tiến hành.

ECB nên duy trì sự linh hoạt mà PEPP đã mang lại khi cơ quan này quay trở lại với các chính sách thông thường, theo Francois Villeroy de Galhau, một nhà hoạch định chính sách của ECB.

Theo một báo cáo gần đây, ECB đang nghiên cứu một kế hoạch thu mua trái phiếu mới nhằm ngăn cản sự sụp đổ của thị trường sau khi PEPP chấm dứt, bổ sung vào chương trình thu mua tài sản trị giá 20 tỷ euro mỗi tháng của cơ quan này vẫn đang còn hiệu lực

Một phần của tài liệu 100 CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ( CÓ ĐÁP ÁN) (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w