Theo mình được biết, trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, một số quốc gia sử dụng chính sách tiền tệ phi truyền thống Vậy chính sách

Một phần của tài liệu 100 CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ( CÓ ĐÁP ÁN) (Trang 36 - 52)

III. HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI CỦA NHTW 1.Hoạt động mua bán ngoại hố

17. Theo mình được biết, trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, một số quốc gia sử dụng chính sách tiền tệ phi truyền thống Vậy chính sách

nay, một số quốc gia sử dụng chính sách tiền tệ phi truyền thống. Vậy chính sách tiền tệ phi truyền thống là gì? -

CSTT phi truyền thống được định nghĩa là những chính sách nhắm trực tiếp vào chi phí và sự sẵn có của nguồn tài chính bên ngoài cho các ngân hàng, hộ gia đình và các công ty phi tài chính. Các nguồn tài chính này có thể dưới dạng thanh khoản của NHTW, các khoản vay, chứng khoán có thu nhập cố định hoặc vốn chủ sở hữu. Các NHTW chỉ sử dụng các biện pháp này nếu các công cụ CSTT thông thường như lãi suất ngắn hạn, dự trữ bắt buộc, hoạt động thị trường mở… không đạt được hiệu quả mong muốn.

Một số công cụ trong CSTT phi truyền thống bao gồm: Chính sách lãi suất âm, hoạt động thanh khoản mở rộng, nới lỏng định lượng và định hướng chính sách.

3.1. Chính sách lãi suất âm

Chính sách lãi suất âm xảy ra khi lãi suất danh nghĩa giảm xuống dưới 0% đối với một khu vực kinh tế cụ thể. Trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, một nhận thức hiển nhiên rằng lãi suất chính sách phải dương, ngay cả khi gần bằng 0, và do đó có liên quan đến giới hạn thấp hơn 0 cho CSTT. Chính sách lãi suất âm không bình thường theo nghĩa là chủ sở hữu của các khoản dự trữ vượt mức phải chịu chi phí cho việc giữ chúng tại NHTW, làm đảo lộn mô hình dòng trả lãi thông thường trong nền kinh tế tiền tệ. Việc thực hiện chính sách này đòi hỏi một số điều chỉnh về chi tiết hoạt động của khung chính sách. Tuy nhiên, chính sách lãi suất âm tạo cho người tiêu dùng và doanh nghiệp động cơ để chi tiêu hoặc đầu tư tiền hơn là để tiền trong tài khoản ngân hàng, nơi mà giá trị của tiền sẽ bị xói mòn bởi lạm phát. Nhìn chung, khi thực hiện những mức lãi suất thấp này có lẽ đã giúp ích phần nào trong việc kích thích hoạt động kinh tế, mặc dù vẫn còn những bất ổn về tác dụng phụ và rủi ro.

3.2. Hoạt động thanh khoản mở rộng

Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều NHTW đã thực hiện những thay đổi đáng kể đối với hoạt động thị trường của họ để đối phó với những căng thẳng trên thị trường tài chính khi thanh khoản đã trở nên kém đi (tức là tài sản

không thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt). Những thay đổi trong hoạt động của các NHTW bao gồm:

- Cung cấp lượng thanh khoản lớn hơn nhiều cho hệ thống tài chính so với trước khi có khủng hoảng tài chính toàn cầu;

- Mở rộng phạm vi tài sản thế chấp mà NHTW chấp nhận từ các tổ chức tài chính; - Tăng phạm vi “đối tác đủ điều kiện” mà họ cho phép tham gia vào các hoạt động thị trường trong nước;

- Cung cấp vốn cho các ngân hàng với lãi suất thấp hơn chi phí phổ biến ở các thị trường căng thẳng cao.

Mục đích của những thay đổi này đối với hoạt động của NHTW trên thị trường là nhằm giải quyết những giai đoạn căng thẳng về tài chính, khi mà các tổ chức tài chính lo lắng về khả năng tiếp cận thanh khoản của họ để thực hiện đầu tư và cho vay, làm tăng khả năng xảy ra khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế. Bằng cách nâng cao khả năng tiếp cận thanh khoản của các tổ chức tài chính, các NHTW đã có thể hỗ trợ việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế một cách dễ dàng hơn.

3.3. Nới lỏng định lượng (chương trình mua tài sản)

Nhóm công cụ thứ ba bao gồm việc NHTW mua các tài sản không phải là tín phiếu kho bạc ngắn hạn với quy mô lớn. Mục tiêu việc mua tài sản của NHTW là mong muốn giảm lãi suất đối với các tài sản phi rủi ro (chẳng hạn như chứng khoán chính phủ) theo các kỳ hạn khác nhau cho đến ngày đáo hạn của các tài sản đó. Bằng cách này, việc mua tài sản có thể làm giảm một loạt các mức lãi suất khác với lãi suất chính sách. Việc mua tài sản của chính phủ và khu vực tư nhân làm giảm lãi suất liên quan và phần bù rủi ro liên quan, và do đó giảm chi phí đi vay cho nền kinh tế thực. Các giao dịch mua loại bỏ tài sản an toàn khỏi danh mục đầu tư của nhà đầu tư có thể kích thích nhu cầu đối với tài sản rủi ro hơn, nới lỏng điều kiện tài chính, với kỳ vọng sẽ kích thích tổng chi tiêu.

3.4. Định hướng chính sách (hay hiệu ứng cam kết)

Đây là một trong những công cụ của NHTW nhằm truyền tải đến công chúng những thông điệp về CSTT trong tương lai của mình, trên cơ sở đó, tác động đến các quyết định tài chính của hộ gia đình, doanh nghiệp và các nhà đầu tư; bao gồm cung cấp thông tin liên quan đến các hành động chính sách trong tương lai để tác động đến các kỳ vọng chính sách, hướng đến việc báo hiệu sự sẵn sàng của các NHTW theo đuổi các hành động chính sách bất thường trong một thời gian dài. Định hướng chính sách có thể dựa trên lịch trình (calender-based) hoặc dựa trên tình trạng của nền kinh tế. - Định hướng dựa trên lịch trình: NHTW đưa ra cam kết rõ ràng không tăng lãi suất cho đến một thời điểm nhất định.

- Định hướng dựa trên tình trạng của nền kinh tế: NHTW thông báo sẽ không tăng lãi suất cho đến khi các điều kiện kinh tế cụ thể được đáp ứng.

Động lực chính của định hướng chính sách là củng cố cam kết của NHTW đối với lãi suất thấp, điều này có thể giúp đẩy lãi suất dài hạn xuống. Một động lực khác nữa đó là làm rõ cách NHTW có thể dự kiến sẽ phản ứng trong những thời điểm bất thường. Nhìn chung, định hướng chính sách rất hữu ích trong việc giảm bớt sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế và tài chính của một quốc gia.

Câu hỏi

Câu 1. Một trong những chức năng của NHTM là chức năng thanh toán. Vậy cho mình hỏi khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thanh toán cho mọi khách hàng gửi tiền tại NHTM không ?

Theo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của NDD89/1999 về bảo hiểm tiền gửi, "Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ những trường hợp sau đây: a) Tiền gửi của người gửi tiền là cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó;b) Tiền gửi của người gửi tiền là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc ( Phó Giám đốc) của tổ chức tham gia bảo

hiểm tiền gửi đó;

c) Tiền gửi dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền; d) Tiền mua các giấy tờ có giá, trừ một số giấy tờ có giá theo hướng dẫn của Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam."

Vậy nên, không phải mọi khách hàng đều được thanh toán đầy đủ bởi bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khi NHTM mất khả năng thanh toán.

Câu 2. Tại sao các NHTM từng huy động tiết kiệm VND các kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng với lãi suất như nhau ?

Theo lý thuyết giá trị thời gian của tiền và theo mối quan hệ tỷ lệ thuận trong đường cong thu nhập thì tiền gửi có kỳ hạn thanh toán càng dài sẽ tạo ra mức lãi suất càng cao cho người gửi tiền. Tuy nhiên, đã từng có thời gian tại VN, các NHTM đã từng huy động tiết kiệm VND các kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng với lãi suất như nhau. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ thực trạng thiếu vốn của các NHTM, tình trạng thanh khoản của các NHTM gặp nhiều vấn đề cũng như sự canh tranh chủ yếu về giá thay vì chất lượng phục vụ giữa các NHTM Việt Nam. Đây là một nghịch lý so với các lý thuyết: tính thanh khoản của khoản tiền gửi lại không tỉ lệ nghịch với lãi suất. Để huy động, giành giật các nguồn tiền, các ngân hàng sẵn sàng cung cấp các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn ngắn nhưng lãi suất lại không khác so với các kỳ hạn dài hạn.

Thực trạng trên dẫn đến việc các ngân hàng cạnh tranh nhau về giá huy động, tính ổn định của các dòng tiền gửi giảm đi. Vì khi đó, người dân sẵn sàng gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn hơn, tính thanh khoản cao hơn mà thu nhập đem lại không đổi. Bên cạnh đó, việc huy động với lãi suất như trên cũng chỉ mang tính tạm thời, tình thế. Mặt bằng lãi suất tại các thời điểm đó, nhìn chung được đẩy lên quá cao, việc thu hút các nguồn tiền gửi ngắn hạn và đến kỳ quay vòng tiếp theo của nguồn vốn này có thể không phải trả chi phí cao như ban đầu

Câu 3. Các NHTM Việt Nam hiện nay chưa cung cấp trực tiếp dịch vụ cho thuê tài chính vì hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro đúng không ?

Mặc dù công ty cho thuê tài chính đầu tiên được thành lập tại Việt nam vào năm 1996 và hoạt động cho thuê tài chính cũng đã manh nha ở các ngân hàng trước đó nhưng phải cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP về việc tổ chức và

hoạt động của Công ty cho thuê tài chính ngày 02/05/2001 thì hoạt động cho thuê tài

chính ở Việt nam mới thực sự hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đến nay có trên 20 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, bao gồm các công ty cho thuê tài chính nhà nước, cổ phần, liên doanh và nước ngoài. Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam (một tổ chức phi chính phủ được các công ty cho thuê tài chính tự nguyện tham gia) được thành lập năm 2007, đến nay có 9 thành viên. Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam đã cùng với các công ty cho thuê tài chính đánh giá tổng kết hoạt động thực tiễn, đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước những vấn đề để hoàn thiện các cơ chế, tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính hoạt động tốt hơn.

Câu 4. Theo mình tìm hiểu thì đầu năm 2008, NHTW đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành trái phiếu bắt buộc, khống chế mức tăng trưởng tín dụng, quy định chặt chẽ về việc cho vay gây ra căng thẳng thanh khoản trên toàn hệ thống NHTM Việt Nam. Vậy theo các bạn nguyên nhân gây ra vấn đề này là gì ?

Căng thẳng thanh khoản trong đầu năm 2008 được lý giải theo một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do tăng trưởng tín dụng quá nóng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM quá nóng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ huy động. Sự tăng trưởng tín dụng quá nóng của các NHTM đi kèm với cơ cấu đầu tư không hợp lý, tập trung lán vào đầu tư bất động sản chạy theo lợi nhuận sẽ phát sinh rủi ro cao khi thị trường đóng băng, tạo sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, chính điều này đã tạo ra sự rủi ro thanh khoản cao đối với NHTM.

Thứ hai, công tác dự báo và phân tích thị trường của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các NHTM Việt Nam còn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước, trong khỉ các ngân hàng nước ngoài, ngoài việc chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ

an toàn còn thường xuyên nghiên cửu, dự báo sát các diễn biến của thị trường nên đã dự phòng vốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động thị trường.

Thứ ba, tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống.

Câu 5. Ngoài các hoạt động cơ bản của NHTM mà các bạn đã trình bày, thì cho mình hỏi là NHTM Việt Nam có thể thực hiện các hoạt động khác như là đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết không ?

Câu trả lời là không. Theo điều 107 mục 2 chương 4 luật tổ chức tín dụng - các hoạt động khác của NHTM, ngoài các hoạt động cơ bản được quy định theo điều 98 mục 2

chương 4 ra thì NHTM chỉ có thể lưu ký chứng khoán, mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp mà không có bất kỳ hoạt động kinh doanh chứng khoán nào khác. Vì vậy, NHTM không được phép đầu tư cổ phiếu.

Câu 6. Các đối tượng không được NHTM cho vay ?

Theo điều 10, thông tư 22 được ban hành bởi NHTW vào ngày 15/11/2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, dưới đây là những đối tượng không được cho vay:

- Thành viên Hội đồng quản trị; thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài… - Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.

Các trường hợp nêu trên không áp dụng với quỹ tín dụng nhân dân và với trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân.

Câu 7. Rủi ro tín dụng là một trong các rủi ro mà các NHTM phải đối mặt. Vậy, NHTM có yêu cầu tất cả các món cho vay của ngân hàng đều phải có tài sản đảm bảo để giảm rủi ro này hay không ?(Giang đặt trước rùi nha) okee =))

Về nguyên tắc thì tất cả các món vay đều phải có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ ghi vào hợp đồng tín dụng loại đảm bảo mà ngân hàng có thể bán đi để thu nợ nếu khách hàng không trả nợ. tín dụng không cần tài sản đảm bảo có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. Các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính Phủ mà Chính Phủ yêu cầu, không cần tài sản bảo đảm. Theo Luật Tổ chức Tín dụng, các khoản cho vay đối với các Tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn, hoặc những khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng… cũng có thể không cần tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2004 sửa đổi khoản 2, điều 52 có ghi như sau: “Tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình…”

Câu 8. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư BĐS trong hoạt động cho vay của các ngân hàng

Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Để có được quyết định cho vay hay không đối với một dự án đòi hỏi các ngân hàng phải tiến hành thẩm định dự án một cách kỹ lưỡng, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư bất động sản đòi hỏi lượng vốn lớn từ Ngân

Một phần của tài liệu 100 CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ( CÓ ĐÁP ÁN) (Trang 36 - 52)