Tính đến năm 2021, ngành Ngân hàng đã có 70 năm hình thành và phát triển, trong đó, một nửa chặng đường là 35 năm cải cách, phát triển Quá trình cả

Một phần của tài liệu 100 CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ( CÓ ĐÁP ÁN) (Trang 34 - 35)

III. HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI CỦA NHTW 1.Hoạt động mua bán ngoại hố

15. Tính đến năm 2021, ngành Ngân hàng đã có 70 năm hình thành và phát triển, trong đó, một nửa chặng đường là 35 năm cải cách, phát triển Quá trình cả

trong đó, một nửa chặng đường là 35 năm cải cách, phát triển. Quá trình cải cách khu vực ngân hàng đi liền với sự đổi mới thể chế kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy Ngân hàng nhà nước Việt Nam phải đối mặt với những hạn chế, thách thức nào khi tái cơ cấu hệ thống ngân hàng?

- Khung khổ điều hành CSTT của NHNN cơ bản đã định hình. Tuy nhiên, quá trình điều hành vẫn còn bị chi phối bởi đa mục tiêu, như vừa kiểm soát lạm phát, vừa bảo đảm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, quá trình theo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát của NHNN vẫn đang có những tác động không thuận chiều của nhiều yếu tố như: Lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý; chính sách đầu tư công còn dàn trải, kém hiệu quả; nợ công gia tăng càng tạo áp lực mạnh mẽ lên CSTT; thách thức từ những rủi ro tài chính toàn cầu, chủ động phá giá tiền tệ của NHTW các nước…

- Cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam phát triển chưa hợp lý, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn rất lớn, tới trên 67%, nhất là vốn trung, dài hạn (tỷ lệ dư nợ cho vay trung, dài hạn vẫn trên 50% tổng dư nợ), trong khi, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bảo hiểm phát triển chưa tương xứng. Điều này có thể gây ra tiềm ẩn rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Quá trình điều hành vẫn còn có những thời điểm phải sử dụng công cụ hành chính tác động vào thị trường. Sản phẩm tài chính cao cấp, nhất là các sản phẩm phái sinh phát triển còn chậm, điều này làm hạn chế việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro về lãi suất, tỷ giá đối với các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời, chưa đủ điều kiện để lôi kéo các định chế tài chính lớn vào hoạt động thị trường tài chính Việt Nam.

- Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo đề án được Chính phủ phê duyệt đã xử lý được căn bản nợ xấu và sở hữu chéo của các TCTD. Tuy nhiên, do nợ xấu, tình trạng sở hữu chéo được hình thành dồn tích qua nhiều năm, thêm nữa là, tác động bởi đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế, đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp sẽ nối tiếp tác động đến hệ thống ngân hàng, đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn của Nhà nước và sự nỗ

lực vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành mới có thể xử lý được, đây là thách thức lớn đối với sự phát triển của cả hệ thống tài chính và nền kinh tế.

- Năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành của một số TCTD còn yếu, còn chưa đạt được những tiêu chí của thông lệ về khung khổ chính sách quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng tốt nhất. Vì thế, tính dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước những cơn bão tài chính của thế giới cần được đặc biệt quan tâm.

- Khung khổ chính sách giám sát và sự phối kết hợp của các kênh giám sát hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng còn khuyết thiếu, chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường.

Một phần của tài liệu 100 CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ( CÓ ĐÁP ÁN) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w