Khảo sát phương thức tiếp cận sản phẩm và lý do chọn sản phẩm đó của NTD

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SỮA CHUA GẠO LỨT (Trang 56 - 61)

NTD

Nội dung phiếu khảo sát & Kết quả:

Bạn biết đến sản phẩm sữa chua của các thương hiệu khác nhau nhau thơng qua hình thức nào?

Được người thân giới thiệu

Thơng qua quảng cáo,tivi, mạng xã hội Thói quen sinh hoạt

Tiếp thị dùng thử khi đi siêu thị Khác

Hình 2.22: Phiếu khảo sát phương thức tiếp cận thơng tin sản phẩm Hình 2. 22: Sản phẩm sữa chua của Dalat Milk

Hình 2. 23: Kết quả khảo sát

Bạn dùng sản phẩm của các thương hiệu đó vì lí do gì?

Thương hiệu cơng ty Giá cả hợp lý

Hương vị Chất lượng

Thành phần nguyên liệu

Tính tiện lợi của sản phẩm (có thể mua ở nhiều nơi) Khác

Hình 2. 24: Kết quả khảo sát Đánh giá chung về kết quả 2 khảo sát:

Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết người tiêu dùng tiếp cận và biết đến sản phẩm sữa chua thống qua quảng cáo, tivi, mạng xã hội chiếm 100%. Tiếp theo là được người thân giới thiệu chiếm 30%, và được tiếp thị dùng thử khi đi siêu thị chiếm 26% và thấp nhất là thói quen sinh hoạt chiếm 19%

Chất lượng sản phẩm ln là điều quan tâm hàng đầu đối với người tiêu dùng với 99%, tiếp đó là hương vị sản phẩm cũng chiếm một phần quan trọng với 59%. Bên cạnh đó thì tính tiện lợi và tính thương hiệu cũng được người tiêu dùng khá quan tâm chiếm 50% và 41%. Đa số người tiêu dùng chủ yếu là giới trẻ nằm trong độ tuổi từ 18 – 25 tuổi (đang là độ tuổi sinh viên) có mức thu nhập thấp nên chắc chắn giá cả hợp lí sẽ rất được quan tâm với 39%. Để sản phẩm mới có thể ra mắt thành công thì cần chú trọng đến thành phần ngun liệu (22%) vì nó là lý do để tạo ra sản phẩm tốt đến tay người tiêu dùng.

2.3. Khảo sát môi trường kinh tế, xã hội 2.3.1. Mục đích khảo sát:

Tìm hiểu, thu thập các thơng tin kinh tế xã hội có tương ứng và phù hợp với sự phát triển của sản phẩm.

2.3.2. Phương pháp tiến hành:

Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho đời sống kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước thay thế các mặt hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Bên cạnh đó, sữa và các sản phẩm từ sữa vẫn tiếp tục là các sản phẩm tăng trưởng mạnh và dẫn đầu ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), và cùng với đó cạnh tranh trong ngành này cũng hết sức gay gắt.

Hình 2. 25: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm

Về cơ cấu sản phẩm, sản phẩm ngành sữa khá đa dạng và phong phú. Trong đó phải kể đến là sản phẩm sữa chua.

Theo dự đốn của các chuyên gia, thị trường sữa chua sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Theo thông tin được công bố tại hội thảo "Ứng dụng công nghệ cao và phát triển bền vững sữa tươi sạch tại Việt Nam" thì thị trường sữa chua (sữa chua ăn và sữa chua uống) đạt xấp xỉ 245 nghìn tấn, tương đương 10,5 nghìn tỷ đồng năm 2013. Trong tương lai, đến năm 2017 con số này ước tính sẽ tăng lên 500 nghìn tấn, tương đương hơn 25 nghìn tỷ đồng.

Hình 2. 26: Thống kê doanh thu sữa chua qua các năm ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Euromonitor International, doanh thu từ sữa chua tại Việt Nam ngày càng tăng. Chẳng hạn năm 2010 đạt 3.300 tỷ đồng, năm 2012 là 5.737 tỷ đồng, cho đến năm 2013 đã đạt hơn 12.000 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này cho thấy xu hướng người tiêu dùng ngày càng chú trọng về các sản phẩm sữa chua. Đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp cung cấp và sản xuất sữa chua tại Việt Nam.

Thị trường sữa chua mang lại lợi nhuận và doanh thu lớn nên các doanh nghiệp sữa đua nhau "cạnh tranh" mặt hàng này. Ở Việt Nam, thị phần của sản phẩm sữa chua mới chỉ bằng 1/5 tổng nguồn cung toàn thị trường, trong khi ở một số nước trên thế giới, thị phần sữa chua chiếm 50%. Thay đổi thói quen tiêu dùng chính là cách mà các cơng ty đến sau muốn hướng đến khách hàng, bằng việc đẩy mạnh tiêu thụ sữa chua.

Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, chỉ tính riêng sữa chua men sống sản xuất tại việt Nam đã tăng trưởng 15% trong năm qua. Đây cùng là cơ hội để các doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường này

Về mức tiêu thụ, hai thành phố lớn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có mức tiêu thụ 80% lượng sữa và các sản phẩm sữa. Do đó, ta có thể thấy được thị trường tiêu thụ sữa chua ở các khu vực này là khá lớn.

Theo Euromonitor, thị trường sữa Việt Nam ước tính đạt 135.000 tỷ đồng trong năm 2020 (+8,3% so với cùng kỳ), nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngành hàng sữa chua và sữa uống (tăng 1,7%).

Các ngành hàng tăng trưởng cao hơn bao gồm sữa uống (+10%), sữa chua (+12%), phô mai (+11%), bơ (+10%) và các sản phẩm từ sữa khác (+8%) trong khi sữa bột chỉ tăng 4% về giá trị, theo ước tính của Euromonitor.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SỮA CHUA GẠO LỨT (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w