Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH BIDV – SUMI TRUST (Trang 29 - 32)

Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề quan trọng được nhiều nhà kinh tế và quản lý rất quan tâm. Bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động cũng đều hướng tới mục tiêu hiệu quả. Các doanh nghiệp đều có mục đích chung là làm thế nào để một đồng vốn bỏ vào kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất, khả năng sinh lời nhiều nhất. Vậy hiệu quả kinh doanh là gì?

Trong xã hội tư bản, khi mà giai cấp tư sản lên nắm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và do vậy quyền lợi về kinh tế, chính trị... đều thuộc về nhà tư bản. Chính vì thế việc phấn đấu tăng hiệu quả kinh doanh thực chất là đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho nhà tư bản nhằm nâng cao thu nhập cho họ, trong khi thu nhập của người lao động có thể thấp hơn nữa. Do vậy, việc tăng chất lượng sản phẩm không phải là để phục vụ trực tiếp người tiêu dùng mà để thu hút khách hàng nhằm bán được ngày càng nhiều hơn và qua đó thu được lợi nhuận lớn hơn.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, phạm trù hiệu quả vốn tồn tại vì sản phẩm sản xuất xã hội sản xuất ra vẫn là hàng hoá. Do các tài sản đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, của toàn dân và tập thể, hơn nữa mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa cũng khác mục đích của nền sản xuất tư bản

chủ nghĩa. Mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội nên bản chất của phạm trù hiệu quả cũng khác với tư bản chủ nghĩa.

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thực chất chính là một chỉ tiêu kinh tế được tổng hợp lại nhằm phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Nó còn thể hiện sự vận dụng khéo léo của các nhà quản trị doanh nghiệp giữa lý luận và thực tế nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như lao động, vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, CCDC… để nâng cao lợi nhuận.

Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất.

Theo quan niệm của nhà quản trị học Manfred Kuhn cho rằng: Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh.

Theo nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá". Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất.

Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được. Nâng cao HQKD được hiểu là làm cho các chỉ tiêu đo lường HQKD của DN tăng lên thường xuyên và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực.

Về mặt so sánh tuyệt đối:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đạt được - Chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào.

Về so sánh tương đối:

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào

Công thức trên cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra (chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, DVMN…) thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận… Trong một kỳ kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại chỉ tiêu này càng thấp cho thấy doanh nghiệp hoạt động kém.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh thường thể hiện trong một kỳ phân tích, do vậy số liệu dùng để phân tích các chỉ tiêu này cũng là kết quả của một kỳ phân tích. Nhưng tùy theo mục tiêu của việc phân tích và mong muốn thu nhận thông tin của người cần thông tin và nguồn số liệu sẵn có, khi phân tích có thể tổng hợp các số liệu từ thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị khi đó các chỉ tiêu phân tích mới đảm bảo chính xác và ý nghĩa.

Để đánh giá chính xác chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị cần được xem xét trong mối quan hệ tương quan giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và quan điểm về hiệu quả. Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định của từng thời kỳ. Các mục tiêu xã hội rất đa dạng và phong phú: xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ dân trí, nâng cao mức sống, đảm bảo an ninh xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường... Hiệu quả kinh tế được xét trên phạm vi vi mô của đơn vị và vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế khu vực và hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, nguồn vốn...) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH BIDV – SUMI TRUST (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w