Bài học kinh nghiệm cho Công ty cho thuê tài chính TNHH BIDV –

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH BIDV – SUMI TRUST (Trang 45 - 91)

SuMi TRUST

Qua tìm hiểu hoạt động của một số công ty cho thuê tài chính trên, rút ra bài học kinh nghiệm cho Công ty cho thuê tài chính TNHH BIDV – SuMi TRUST nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là:

Một là, xây dựng định hướng chiến lược hoạt động rõ ràng, chi tiết.

Hai là, Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, linh hoạt trong hoạt động.

Ba là, chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, sắp xếp cơ cấu tổ chức khoa học, hợp lý.

Bốn là, nghiên cứu thị trường, khách hàng để mở rộng mạng lưới khách hàng đồng thời giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Năm là, tạo tập thể lao động đoàn kết, gắn bó, phát huy năng lực tất cả CBCNV.

Sáu là, tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh công ty, nâng cao vị thế, uy tín công ty trên thị trường.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

TNHH BIDV - SUMI TRUST

2.1. Tổng quan về Công ty Cho thuê Tài chính TNHH BIDV – SuMi TRUST

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV – SuMi TRUST tại Giấy phép số 33/GP-NHNN, trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BLC).

Tên đầy đủ: Công ty Cho thuê Tài chính TNHH BIDV – SuMi TRUST. Tên tiếng anh: BIDV – SuMi TRUST Leasing Co., Ltd.

Tên viết tắt: BSL.

Vốn điều lệ: 895,6 tỷ đồng.

Trụ sở chính: Tầng 20, Tháp A Vincom, số 191 Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Logo:

Công ty cho thuê tài chính TNHH BIDV-SuMi TRUST (BSL) là công ty cho thuê tài chính với sự bảo trợ của hai ngân hàng hàng đầu Nhật bản và Việt Nam: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng

TNHH Tín thác Sumitomo Mitsui (SuMi TRUST).

BIDV - Ngân hàng thương mại cổ phần lớn và uy tín hàng đầu tại Việt Nam với 60 năm hoạt động, cung cấp dịch vụ đa dạng như: Ngân hàng thương mại, chứng khoán, bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, quản lý tài sản, và cho thuê tài chính. Được thành lập từ năm 1957, BIDV hoạt động kinh doanh đa dạng trên các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp tại Việt Nam và đang phục vụ hàng triệu khách hàng. Đến 31/12/2016, BIDV có tổng tài sản đạt trên 1 triệu tỷ đồng (tương đương gần 50 tỷ USD), đứng đầu các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, top 30 ASEAN và top 500 toàn cầu, được tạp chí Forbes (Hoa Kỳ) bình chọn vào top 2000 công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới, hiện là ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam (theo báo cáo đánh giá của Brand Finance)…

Trụ sở chính của BIDV: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100150691, do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp.

SuMi TRUST - Tập đoàn ngân hàng tín thác hàng đầu và uy tín nhất tại Nhật Bản với hơn 90 năm cung cấp dịch vụ ở cả thị trường tài chính Nhật Bản và toàn cầu, sở hữu công ty cho thuê tài chính với các sản phẩm cho thuê đa dạng được phát triển hơn 50 năm qua. Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2016 đạt 59.479 tỷ yên (tương đương 585,4 tỷ USD) và mức vốn chủ sở hữu 2.022 tỷ yên (tương đương 19,9 tỷ USD). SMTB có lịch sử hoạt động hơn 90 năm với 132 Chi nhánh, 17 văn phòng vệ tinh trong nước và 9 Chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài như Anh, Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia….

Trụ sở chính: 1-4-1, Marunouchi, Chiyoda-ku, Tokyo, Nhật Bản.

BSL được xây dựng trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV BIDV (BLC), một công ty cho thuê tài chính thành lập bởi BIDV, có 20 năm kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam. BSL có vốn điều lệ 895,6 tỷ đồng, tổng tài sản hiện tại trên 2.000 tỷ đồng. BSL là Công ty Cho thuê tài chính đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình liên doanh giữa một Ngân hàng thương mại trong nước với một Định chế tài chính nước ngoài. Cùng với sự ra đời của BSL, hệ thống BIDV có thêm một sản phẩm tài chính quan trọng để hoàn thiện gói sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng: tín dụng, bảo hiểm, cho thuê tài chính, chứng khoán.

Áp dụng mô hình kinh doanh mới, cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng hàng đầu Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng tín thác lớn nhất Nhật Bản (SMTB) về kinh nghiệm, bí quyết công nghệ, nguồn vốn, cơ sở khách hàng; đặc biệt là sự hỗ trợ của SMTB trong việc thiết lập mối quan hệ với các Nhà cung cấp có thương hiệu hàng đầu Nhật Bản; sự hỗ trợ của BIDV về hệ thống mạng lưới rộng khắp để triển khai mô hình bán chéo sản phẩm, BSL đã cung cấp ra thị trường các sản phẩm cho thuê tài chính cạnh tranh, hấp dẫn, thuận tiện như: cho thuê vận hành, cho vay bổ sung vốn lưu động, mua và cho thuê lại… Với các chi nhánh tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, cùng sự liên kết chặt chẽ với 190 chi nhánh của BIDV trên cả nước, BSL sẵn sàng cung cấp sản phẩm cho thuê tài chính cho cả doanh nghiệp Việt Nam và FDI nhằm hỗ trợ sự phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh việc duy trì, quản lý các khách hàng cũ được chuyển giao từ BLC, BSL đã nỗ lực phát triển kinh doanh và đạt được một số kết quả nhất định như tiếp cận và giới thiệu sản phẩm cho trên 800 doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, làm việc với trên 250 nhà phân phối, sản xuất, trong đó có các

nhà phân phối, sản xuất lớn và uy tín Nhật Bản. Đến hết năm 2017, BSL đã nhận được hồ sơ và đồng ý phê duyệt cấp tín dụng cho 31 khách hàng với tổng giá trị phê duyệt là 271 tỷ đồng.

2.1.2. Mô hình tổ chức của BSL

BSL hiện tại có 1 trụ sở chính và 3 chi nhánh tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng:

- Thành phố Hồ Chí Minh: 472-472A-472C Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 02, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

- Đà Nẵng: Tầng 5, số 271 Nguyễn Văn Linh, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.

- Hà Nội: Tầng 20, Tháp A Vincom, số 191 Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty tại ngày 31/12/2018 là 78 người. Cơ cấu tổ chức bộ máy thể hiện qua sơ đồ 2.1.:

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cho thuê Tài chính TNHH BIDV – SuMi TRUST

Nguồn: Điều lệ công ty.

Ban tổng hợp Hội đồng thành viên Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Giám đốc điều hành UB tín dụng và quản lý rủi ro UB nhân sự và kế hoạch kinh doanh Hội đồng tín dụng Hội đồng nhân sự và kế hoạch kinh doanh Ban kiểm soát

Kiểm toán nội bộ Ban quản lý rủi ro Ban PD TD và tuân thủ Ban công nghệ thông tin Ban kế hoạch chiến lược Ban phát triển kinh doanh Ban bán chéo Chi nhánh

- Hội đồng thành viên: gồm 5 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm, tiến hành họp định kỳ hàng quý. Có nhiệm vụ: quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty; quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

- Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ: Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của ban lãnh đạo công ty.

- UB tín dụng và quản lý rủi ro; Hội đồng tín dụng: phụ trách mảng tín dụng và rủi ro, cố vấn chính sách chiến lược tín dụng và rủi ro cho ban lãnh đạo công ty.

- UB nhân sự và kế hoạch kinh doanh; Hội đồng nhân sự và kế hoạch kinh doanh: phụ trách mảng kinh doanh và nhân sự, cố vấn chính sách chiến lược nhân sự và kinh doanh cho ban lãnh đạo công ty.

- Tổng giám đốc công ty: là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

- Phó tổng giám đốc công ty: chịu trách nhiệm giúp việc cho TGĐ công ty thực hiện nhiệm vụ điều hành hoạt động các lĩnh vực được giao phụ trách.

- Giám đốc điều hành: trực tiếp thực hiện nhiệm vụ SXKD, điều hành hoạt động dựa trên chỉ đạo của Ban tổng giám đốc Công ty.

- Công ty có 7 phòng ban bộ phận và 3 chi nhánh trực thuộc. Mỗi phòng ban bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm hỗ trợ, thực hiện hoạt động kinh doanh của Công ty.

2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chính của BSL

Các hoạt động kinh doanh chính của Công ty BSL theo quy định tại điều lệ công ty như sau:

- Các hoạt động cho thuê tài chính;

- Hoạt động ngân hàng của một công ty cho thuê tài chính;

- Mở tài khoản của công ty tại NHNN và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật;

- Mua và cho thuê lại;

- Bán các khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính cho các tổ chức và cá nhân theo quy định của NHNN;

- Các hoạt động khác của công ty cho thuê tài chính: tiếp nhận vốn ủy thác, làm đại lý kinh doanh bảo hiểm, cung ứng dịch vụ tư vấn, cung ứng dịch vụ ngoại hối, ủy thác cho thuê tài chính.

2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cho thuê Tài chính TNHH BIDV – SuMi TRUST

2.2.1. Nghiên cứu khảo sát thực trạng

2.2.1.1. Giới thiệu về nghiên cứu khảo sát thực trạng  Mục đích khảo sát

Mục đích khảo sát là nhận định các điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh trong mối tương quan kết quả

hoạt động của Công ty cho thuê tài chính TNHH BIDV – SuMi TRUST và trình độ quản lý của Công ty.

 Nội dung khảo sát

Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính TNHH BIDV – SuMi TRUST.

 Phương pháp khảo sát

- Khảo sát bằng phiếu hỏi, tòa đàm, phỏng vấn:

Thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, gửi phiếu câu hỏi các đối tượng có liên quan, trực tiếp khảo sát tại doanh nghiệp. Phiếu khảo sát được gửi đến các doanh nghiệp bằng thư điện tử, đường bưu điện và gặp mặt trực tiếp để phỏng vấn và gửi phiếu khảo sát.

Số phiếu được phát ra gồm 100 phiếu nhưng chỉ nhận được 72 phiếu trả lời, chiếm 72%.

- Phân tích, tổng hợp dữ liệu, thông tin liên quan:

Thông tin sau khi được thu thập đầy đủ tiến hành tổng hợp và phân tích bằng các phương pháp thống kê toán học.

 Khách thể khảo sát

+ Đối tượng ngoài Công ty: đối tác kinh doanh, khách hàng.

+ Đối tượng trong Công ty: ban giám đốc (2 người), lãnh đạo cấp trung (4 người), cán bộ công nhân viên (24 người).

2.2.1.2. Kết quả khảo sát thực trạng

Qua thực tế khảo sát cho thấy các nhân tố ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty được đánh giá trên các mặt như bảng sau:

Bảng 2.1. Thống kê điều tra về năng lực quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh

TT Tiêu chí

Đánh giá (số phiếu) Đánh giá (tỷ lệ) Rấ t tốt Tố t Bình thườn g Khôn g tốt Rất tốt Tốt Bình thườn g Khôn g tốt 1 Chiến lược kinh

doanh 3 47 22 0% 4% 65% 31% 2 Trình độ điều hành kinh doanh 5 39 28 0% 7% 54% 39% 3 Trình độ, năng lực nhân viên 1 9 45 17 1% 13 % 63% 24%

4 Văn hóa doanh

nghiệp 31 18 18 5

43 %

25

% 25% 7%

5 Thương hiệu doanh

nghiệp 8 47 14 3 11 % 65 % 19% 4% 6 Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 4 39 29 0% 6% 54% 40%

7 Liên kết trong kinh

doanh 8 5 29 30

11

% 7% 40% 42%

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Qua kết quả khảo sát cho thấy đánh giá về năng lực quản lý và điều hành của Công ty được đánh giá chủ yếu ở mức độ trung bình và không tốt.

+ Chiến lược kinh doanh: được đánh giá đến 96% ở mức độ bình thường và không tốt. Điều này cho thấy khả năng đưa ra các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Công ty chưa tốt, không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

+ Trình độ điều hành của cán bộ quản lý cấp cao cũng như năng lực, trình độ của nhân viên đều được nhận xét là đang yếu (chiếm trên 85% mức độ trung bình và không tốt). Nhân lực của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

+ Văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu doanh nghiệp: được đánh giá cao cho thấy doanh nghiệp xây dựng được văn hóa trong kinh doanh, tạo được hình ảnh, uy tín trong kinh doanh.

+ Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh và liên kết trong kinh doanh: đánh giá ở mức độ bình thường và không tốt (chiếm trên 80%). Điều này cho thấy công ty chưa tạo được liên kết chặt chẽ, ràng buộc trong kinh doanh, trên thị trường cạnh tranh công ty chưa tạo ra được những điểm mạnh so với các đối thủ khác.

Đánh giá một số chính sách nhân lực của công ty thể hiện qua bảng:

Bảng 2.2. Thống kê điều tra về chính sách nhân lực của Công ty

TT

Tiêu chí

Đánh giá (số phiếu) Đánh giá (tỷ lệ) Rấ t tốt Tố t Bình thườn g Khôn g tốt Rất tốt Tốt Bình thườn g Khôn g tốt 1 Chính sách tuyển dụng 16 41 14 1 22 % 57 % 19% 1% 2 Chính sách đào tào 10 30 32 0% 14 % 42% 44% 3 Chính sách đánh giá nhân viên 2 15 28 27 3% 21 % 39% 38% 4 Chính sách khen thưởng, kỷ luật 5 15 29 23 7% 21 % 40% 32% 5 Chính sách tiền lương 32 29 10 1 44 % 40 % 14% 1%

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Chính sách nhân lực luôn được các doanh nghiệp coi

trọng. Tuy nhiên,

trong quá trình khảo sát, kết quả thu được phản ánh tình hình

quản lý nhân lực

tại Công ty chưa được tốt.

Chính sách tuyển dụng và chính sách tiền lương được công ty chú trọng và thực hiện tương đối tốt. Tiêu chí đặt ra

trong tuyển dụng nhân viên rõ ràng, đảm bảo đúng quy trình, chất lượng. Công ty chú trọng đến việc nâng cao mức thu nhập và các điều kiện phúc lợi cho nhân viên, nhận được sự hài lòng từ phía người lao động.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH BIDV – SUMI TRUST (Trang 45 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w