1.2.2.1. Chất lượng cho thuê tài chính a. Hệ số quay vòng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp hoặc doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. Công thức xác định:
Vòng quay vốn kinh doanh = Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân
Trong đó:
Vốn kinh doanh
bình quân =
VKD đầu năm + VKD cuối năm 2
Chỉ tiêu có kết quả càng cao thể hiện hiệu quả kinh doanh càng lớn. b. Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh, nếu tỉ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp ở mức cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa được hiệu quả, khả năng thu hồi nợ kém.
c. Dự phòng rủi ro
Trích lập quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro là hoạt động phải làm của bất kỳ tổ chức nào. Đối với công ty cho thuê tài chính phải thường xuyên thực hiện việc phân loại tài sản, trích lập và sử dụng dự phòng để chủ động xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN và thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 quy định về phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng rủi ro.
Các khoản cho thuê tài chính được phân loại theo các mức độ rủi ro như sau:
Nhó
m Tên nhóm nợ Thời gian quá hạn
Tỷ lệ trích lập dự phòng
1 Nợ đủ tiêu chuẩn Dưới 10 ngày 0%
2 Nợ cần chú ý Từ 10 ngày đến 90 ngày 5% 3 Nợ dưới tiêu chuẩn Từ 91 ngày đến 180 ngày 20% 4 Nợ nghi ngờ Từ 181 ngày đến 360 ngày 50% 5 Nợ có khả năng mất vốn Trên 360 ngày 100%
Dự phòng của công ty tài chính được trích dựa trên tỷ lệ phần trăm dư nợ của các nhóm nợ không đủ tiêu chuẩn, chính vì thế trích lập dự phòng càng cao thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh càng giảm. Tỷ lệ dự phòng rủi ro cao thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp. Khi tỷ trọng các nhóm nợ không đủ tiêu chuẩn thấp, sẽ làm giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, từ đó dẫn đến giảm bớt gánh nặng chi phí cho công ty, làm gia tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
1.2.2.2. Kết quả tài chính
a. Chỉ tiêu doanh lợi tài sản (Return on Asset – ROA)
Chỉ tiêu hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA) thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ suất sinh lời của tài sản
(ROA) =
Lợi nhuận sau thuế Tài sản bình quân
Tổng tài sản
bình quân =
Tổng TS đầu năm+ Tổng TS cuối năm 2
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp.
b. Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE)
ROE là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Nó thường được xem là tỷ lệ lý tưởng có thể được lấy từ báo cáo tài chính của công ty. Nó là chỉ tiêu để đo lường khả năng sinh lời của một công ty đối với chủ đầu tư. Do vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, ta thường sử dụng thông qua chỉ tiêu ROE:
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ
sở hữu (ROA) =
Lợi nhuận sau thuế Vốn CSH bình quân
Trong đó Vốn chủ sở hữu bình quân được tính như sau:
Vốn chủ sử hữu
bình quân =
Tổng VCSH đầu năm+ Tổng VCSH cuối năm 2
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện su hướng tích cực. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn.
c. Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Net Interest Margin – NIM)
Hệ số NIM là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của công ty, cho biết hiện công ty đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động cho thuê tài chính là bao nhiêu.
NIM = Thu nhập lãi thuần Tài sản sinh lãi