Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH BIDV – SUMI TRUST (Trang 35 - 39)

khoản tài sản để đưa vào hoạt động kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy công ty đang thành công trong việc quản lý tài sản và nợ. Ngược lại, NIM thấp sẽ cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của côngty cho thuê tài chính ty cho thuê tài chính

1.2.3.1. Môi trường pháp lý

Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào ở trong một quốc gia đều chịu sự quản lý thông qua hệ thống pháp luật. Các quy chế, quy định này sẽ gây ra ảnh hưởng 2 mặt: có thể theo hướng khuyến khích, hỗ trợ việc kinh doanh của tổ chức nếu có những quy chế phù hợp, nhưng mặt khác những quy chế quá chặt chẽ, hoặc quá lỏng lẻo có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của các tổ chức.

Một hệ thống pháp luật hoàn thiện, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức hoạch định chiến lược và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Môi trường pháp lý có tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, phương thức kinh doanh, chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển, mức độ thuế đóng góp…

Môi trường pháp luật sẽ tạo ra khung pháp lý các doanh nghiệp tổ chức thực hiện hoạt động của mình. Môi trường pháp luật thuận lơi, khung pháp lý rõ ràng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả, phát huy tối đa vai trò của tổ chức.

1.2.3.2. Môi trường kinh tế

Các doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và cả các chính sách can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế trong từng thời kỳ. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực nào, kinh doanh sản xuất sản phẩm gì, mức đầu tư bao nhiêu. Các doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề sau:

+ Tình trạng của nền kinh tế: bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.

+ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: lãi suất, lạm phát, cung cầu nền kinh tế…

+ Các chính sách kinh tế của chính phủ: quy định về chế độ tiền lương cơ bản, bảo hiểm, các chiến lược phát triển kinh tế trong hiện tại và tương lai của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: miễn giảm thuế, trợ cấp, hỗ trợ, tài trợ…

+ Chỉ số thể hiện triển vọng nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng, GDP, thu nhập bình quân đầu người, sản lượng xuất – nhập khẩu…

1.2.3.3. Khả năng của công ty cho thuê tài chính

Khả năng của Công ty cho thuê tài chính là nhân tố chủ quan bao gồm tổng thể các yếu tố thuộc về năng lực, phẩm chất của chủ thể, tạo nên tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể trong hoạt động nhận thức và vận dụng, cải biến điều kiện khách quan để thực hiện mục tiêu xác định của tổ chức. Các nhân tố chủ quan bao gồm:

- Chiến lược hoạt động kinh doanh

Chiến lược phát triển của doanh nghiệp là phương châm có tính nhất quán ảnh hưởng đến tất cả các quyết định của đơn vị. Xác định mục tiêu phát

triển, sự sắp xếp cơ cấu, tổ chức lực lượng trong từng giai đoạn nhất định của doanh nghiệp đều căn cứ trên chiến lược này. Đây là yếu tố quyết định tác động trực tiếp đến khả năng phát triển hoạt động doanh nghiệp. Chiến lược phát triển đúng đắn giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp, chính sách kế hoạch phù hợp với quy mô hoạt động, tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất, năng lực lãnh đạo… từ đó đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp không xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng, cụ thể sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực, thất thoát chi phí do sự chồng chéo trong các quyết định sản xuất kinh doanh, làm giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Nguồn nhân lực, cơ cấu bộ máy quản lý

Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện qua trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc. Tổ chức có đội ngũ nhân sự có trình độ sẽ là cơ sở quan trọng để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được phát triển nhanh chóng khi hoạt động của từng cán bộ công nhân viên hiệu quả. Nhưng nếu trình độ của cán bộ công nhân viên hạn chế, năng lực thấp sẽ khó phát huy các lợi thế khác, gây ra nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Trong thời đại ngày nay thời đại của khoa học công nghệ, hàm lượng chất xám sản phẩm ngày càng cao thì trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các cán bộ quản lý. Họ là những lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại rất quan trọng bởi họ là những người điều hành và định hướng cho doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Trên thực tế, mỗi một doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau, trình độ chuyên môn của công nhân cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bộ máy năng động, gọn nhẹ giúp doanh nghiệp luôn biến đổi để thích nghi với điều kiện kinh doanh mới, dễ dàng vượt qua khó khăn trong cạnh tranh. Một tập thể đoàn kết nhất trí giúp tổ chức huy động tối đa nguồn lực, năng lực trí tuệ tập thể vào mục đích chung của tổ chức. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thể hiện ở sự phân chia bộ phận, phòng ban chức năng, các bộ phận tác nghiệp, các đơn vị trực thuộc… Mô hình hoạt động ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động, sự phát triển trong tương lai của tổ chức.

Năng lực quản lý thể hiện ở sự gọn nhẹ, linh hoạt, năng động của bộ máy tổ chức, ở khả năng thích nghi của bộ máy quản lý với sự biến động của cơ chế thị trường, năng lực quản lý còn thể hiện ở trình độ, khả năng của đội ngũ giám đốc, cán bộ, nhân viên trong vai trò quản lý. Khi năng lực quản lý tốt hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra trôi chảy, phương án kinh doanh sẽ có tính khả thi cao, hiệu quả kinh doanh cao nên hiệu quả hoạt động tốt. Tiếp theo năng lực quản trị, điều hành còn có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng đầu vào để có thể tạo ra được một tập hợp đầu ra cực đại.

- Tiềm lực kinh tế

Đây là nhân tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có yếu tố nguồn vốn.

Vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ 3 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn huy động. Nguồn vốn được phân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ đặc điểm của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu, doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hửu và vốn vay là chủ yếu.

Yếu tố vốn là chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh. 1.2.3.4. Nhu cầu của các doanh nghiệp đi thuê

Nhu cầu đầu tư và phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH BIDV – SUMI TRUST (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w