願文中,分別者,思量識別諸事與理曰分別 “Nguyện văn
29mình: “Thật sự có thế giới Cực Lạc, thật sự có A Di Đà Phật, cha cần phả
mình: “Thật sự có thế giới Cực Lạc, thật sự có A Di Đà Phật, cha cần phải tin, phải phát nguyện cầu vãng sanh”. Cha anh ấy gật đầu, rất hiếm có, ông gật đầu, sau đó anh hướng dẫn ông niệm Nam Mô A Di Đà Phật, chỉ niệm một tiếng là tắt thở rồi. Có vãng sanh hay không? Vãng sanh rồi, rất nhiều người nhìn thấy thoại tướng không thể nghĩ bàn, nhìn thấy hoa sen lớn, hoa sen phóng ánh sáng, họ còn chụp ảnh quay phim. Toàn thân mềm mại, mềm mại hơn cả lúc còn sống. Anh ấy kêu mọi người đến nắm tay cha mình, người ta vừa cầm tay ông, mềm mại như bông vải, đều ngẩn người ra hết; hay nói cách khác, mọi người đều tin rồi. Vãng sanh, một câu Phật hiệu, một niệm liền vãng sanh, dễ dàng như vậy, không khó chút nào! Sao lại thù thắng như thế? Tôi nói với anh ấy: Công đức anh tích lũy được trong ba năm nay là người trên trái đất (người hiện nay) không ai có thể sánh bằng anh, việc anh làm là công đức chân thật, phước báo chân thật. Tôi nói: Anh còn trẻ, thật làm, vĩnh viễn đừng thoái tâm, thì phước huệ của anh trong tương lai không kém hơn lão Hòa thượng Hải Hiền. Vì sao vậy? Phật nhất định kêu anh thường trụ thế gian để biểu pháp độ chúng sanh, người mà Phật cần là người giống như anh vậy, thật sự có thể buông xuống.
Buông xuống vọng-tưởng, phân-biệt, chấp-trước, 了達真如即萬 法、萬法即真如 “liễu đạt chân-như tức vạn pháp, vạn pháp tức chân-như” (thông hiểu chân-như chính là vạn pháp, vạn pháp chính là chân-như). Liễu là hiểu rõ, đạt là thông đạt, thật sự hiểu biết thấu suốt, chân-như là gì? Cả vũ trụ chính là chân-như. Vạn pháp là ảo tướng,