Khí hậu và đất đai là 2 nhân tố sinh thái quan trọng hàng đầu quyết định sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, mỗi loài cây đều có điều kiện khí hậu thích hợp và giới hạn thích ứng khác nhau. Sau đây, luận văn phân tích từng yếu tố cụ thể như sau:
3.3.1.1. Yếu tố khí hậu, thủy văn
Sử dụng số liệu khí hậu thủy văn tại các khu vực nghiên cứu (Mường Tè, Sìn Hồ, Tam Đường và Thành Phố) trong 3 năm từ 2016-2018, tổng hợp các nhân tố khí hậu nơi có cây Sâm lai châu phân bố:
(1) Chỉ số về nhiệt độ trung bình tháng:
Hình 3.6. Biểu đồ mô phỏng nhiệt độ trung bình tại các địa điểm nghiên cứu
Sâm lai châu có thể sinh sống hoặc duy trì sự sống ở nhiệt độ trung bình được ghi nhận cả phân bố tự nhiên và người dân trồng cũng như nơi đặt thí nghiệm tại huyện Phong Thổ độ cao 1750m, Sìn Hồ cao 1550m có nhiệt độ trung bình To
TB (oC) từ 10oC đến 20oC. TP. Lai Châu độ cao 928 m so với mực nước biển và có nhiệt độ trung bình To
TB (oC) từ 14oC đến 23,7oC. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Lai Châu nhóm tác giả ghi nhận nhiệt độ Sâm lai châu có thể duy trì sự sống nằm trong khoảng 10oC - 20oC (xem biểu đồ hình 3.61). Từđó đề xuất nhiệt độ gây trồng thích hợp như sau:
Bảng 3.12: Phân chia mức thích nghi của Sâm lai châu theo chỉ số To TB (oC) Chỉ số To TB (oC) Mức thích nghi Cho điểm To TB (oC) 13oC - 20oC Thích hợp 3 To TB (oC) 10oC - 13oC; To TB (oC) 20oC - 22oC Mở rộng 2 To TB (oC) ≤ 10oC; To TB (oC) ≥ 22oC Hạn chế 1 (2) Chỉ số lượng mưa:
Hình 3.6: Mô phỏng lượng mưa X (m) tại các địa điểm Sâm lai châu sống được
Qua biểu đồ về lượng mưa tại các địa điểm xuất hiện Sâm lai châu có thể nhận định Sâm lai châu có thể duy trì sự sống trong khoảng thời gian ngắn khoảng 2-3 tháng có lượng mưa thấp hơn 100mm (tại Sìn Hồ ghi nhận lượng mưa ít nhất vào tháng 2 hằng năm khoảng 19mm/tháng, Mường Tè 20mm, TP Lai Châu và Tam Đường là 24mm).
Tuy nhiên, trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạnh nhất của Sâm lai châu thì lượng mưa trung bình tháng giao động từ 100mm - 599mm. Khi lượng mưa thấp hơn 100mm/tháng trùng với giai đoạn rụng lá và ngủ đông (sau tháng 10 hằng năm đến hết tháng 2 năm sau).
Với các nhận định trên luận văn tạm phân chia mức thích nghi của Sâm lai châu dựa trên giới hạn lượng mưa cao nhất và thấp nhất được ghi nhận tại các địa điểm điều tra, nghiên cứu như sau: Hạn chế gây trồng ở nơi có lượng mưa tháng nhỏ hơn 18mm và lượng mưa tháng lớn hơn 599mm, xem chi tiết dưới Bảng 4.13
Bảng 3.13. Phân chia mức thích nghi của Sâm lai châu theo chỉ số X (mm) Chỉ số X (mm) Mứnghi c thích Cho điểm Chỉ số X (mm) = 1.700 - 2.600 Thích hợp 3 Chỉ số X (mm) = 1400 - 1700 mm Chỉ số X (mm) = 2600 - 3.100mm Mở rộng 2 Chỉ số X (mm) ≤ 1.400 mm Chỉ số X (mm) ≥ 3.100 mm Hạn chế 1
(2) Chỉ sốđộẩm:
Hình 3.7: Mô phỏng UTB (%) tại các địa điểm Sâm lai châu sống được
Qua biểu đồ mô phỏng về chỉ số độ ẩm nhận thấy Sâm lai châu tồn tại sự sống trong khoảng độ ẩm hằng tháng thấp nhất là 76,7% ghi nhận vào tháng 3 ở Tp. Lai Châu, Tam Đường và Sìn Hồ và cao nhất là 90,3% ở Tam Đường và TP. Lai Châu vào tháng 8 hằng năm. Tuy nhiên, phần lớn giai đoạn sinh trưởng và phát triển độ ẩm độ trung bình các tháng khoảng từ 85% - 90%.
Với các nhận định trên tác giả phân chia mức độ phù hợp của chỉ sốđộ ẩm với sinh trưởng của Sâm lai châu như bảng sau:
Bảng 3.14. Phân chia mức thích nghi của Sâm lai châu theo chỉ số UTB
(%)
Chỉ số UTB (%) Mứnghi c thích Cho điểm
Chỉ số UTB (%) Mứnghi c thích Cho điểm Chỉ số UTB (%) = 76,7% - 80% Chỉ số UTB (%) = 88% - 90,3% Mở rộng 2 Chỉ số UTB (%) ≤ 76,7 % Chỉ số UTB (%) ≥ 90,3% Hạn chế 1 3.3.1.2. Yếu tố vềđịa hình
Sâm lai châu phân bố ở độ cao từ 1.600 - 2.300 m (Phan Kế Long và ctv, 2013, Phạm Quang Tuyến và ctv; 2014) khi thu thập dữ liệu về Sâm tại hiện trường tỉnh Lai Châu đã thu được một số cá thể của 2 loại Sâm phân bốở độ cao so với mực nước biển cụ thể (Phong Thổở độ cao 1500-2200 m, Tam Đường từ độ cao 1.476 - 1.800 m; Mường Tè từ độ cao 1615-2300m; Sìn Hồ 1500 m); Sâm lai châu - Panax vietnamensis var. fuscidiscus, bậc phân loại dưới loài của Panax vietnamensis phân bốởđộ cao từ 1400 đến 2300m.
Như vậy: Sâm lai châu phân bố ởđộ cao từ 1.400 - 2.200m so với mực nước biển được nhiều tác giả đề cập. Căn cứ vào các kết quả trên chúng tôi đã phân chia chỉ sốđộ cao theo các mức độ phù hợp theo bảng sau:
Bảng 3.15: Phân chia mức độ phù hợp của Sâm lai châu theo chỉ số về độ cao
TT Chỉ số vềđộ cao Mứnghi c thich Cho điểm
1 2.200 m Độ cao so với mực nước biển từ 1.400 - Thích hợp 3
2 Độ2.200 - 2.400 m cao từ 1.000 - 1.400 m; và độ cao Mở rộng 2
3 Độ cao ≤ 1.000; và độ cao ≥ 2.400 m Hạn chế 1
3.3.1.3. Yếu tố về thảm thực vật (1) Độ tàn che:
Độ tàn che đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các loài thuộc chi Panax nói chung và Sâm lai châu nói riêng. Theo dữ liệu điều tra của nhóm nghiên cứu về kiến thức bản địa của người dân về Sâm lai châu tại các xã của huyện Phong Thổ trong đó có đề cập đến độ tàn che nơi tìm thấy Sâm lai châu kết quả thể hiện như sau:
Bảng 3.16. Độ tàn che của tán rừng nơi Sâm lai châu xuất hiện hoặc sống được Độ tàn che Số ngđịườnh i nhận Tỷ lệ (%) Độ tàn che ≥ 75% 12 13,33 Độ tàn che 50÷75% 11 12,22 Độ tàn che ≤ 50 % 2 2,22 Không để ý 65 72,22 Tổng 90 100
Nguồn: Nguyễn Thanh Sơn, Phạm Quang Tuyến và ctv (2018)
Từ bảng trên có thể nhận định là Sâm lai châu là cây ưa bóng với mức độ cao. Vì vậy, mức độ thích hợp cho Sâm lai châu phát triển được phân chia và cho điểm như sau:
Bảng 3.17. Phân chia mức độ thích hợp của Sâm lai châu theo chỉ sốđộ tàn che
Chỉ sốđộ tàn che Mứnghi c thích Cho điểm
Độ tàn che ≥ 75% Thích hợp 3
Độ tàn che 50÷75% Mở rộng 2
Độ tàn che ≤ 50 % Hạn chế 1
Sâm lai châu thích hợp ở nơi có thảm thực vật tốt (tốt nhất là rừng rậm, tiếp đến là nơi còn tính chất đất rừng, trong vườn thảo quả...) không phù hợp ở nơi đất trống hoặc không có giàn che.
Bảng 3.18. Phân chia mức độ phù hợp của Sâm lai châu theo chỉ số thảm thực vật
Thảm thực vật Mứnghi c thích Cho điểm
Rừng tự nhiên Thích hợp 3
Trong các vườn thảo quả hoặc dưới tán các cây
lâm sản, hoa màu khác Mở rộng 2
Đất trống không có giàn che Hạn chế 1 Từ số liệu khí tượng thủy văn thu được trong 3 năm 2016, 2017 và 2018 và các kết quả phân tích các phẫu diện đất kết hợp với kết quả điều tra phỏng vấn tại địa phương. Nhận định về lập địa để Sâm lai châu có thể duy trì sự sống cụ thể như sau:
- Sâm lai châu có thể duy trì sự sống ở nơi có nhiệt độ bình quân tháng To
TB (oC) khoảng 10oC - 22oC;
- Lượng mưa trung bình năm 1.700 mm - 2.600 mm;
- Độ cao ghi nhận sự xuất hiện Sâm lai châu trong tự nhiên trên địa bàn tỉnh Lai Châu nằm từ 1.400 - 2.300 mm.
- Đối với việc gây trồng Sâm lai châu nên lựa chọn đất tơi xốp nhiều mùn.
Thảm thực vật phù hợp cho gây trồng Sâm lai châu: Sâm lai châu nên trồng ở nơi có độ tàn che ≥ 75% và có thể mở rộng ở nơi có độ tàn che 50- 75%. Môi trường gây trồng tốt nhất là trong rừng tự nhiên, có thể gây trồng dưới tán các vườn thảo quả, vườn hộ hoặc nơi có giàn che phù hợp. Tuyệt đối không nên trồng ở nơi đất trống không có giàn che.