Phân vùng thích nghi của cây Sâm lai châu trên địa bàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 68 - 71)

Từ các tiêu chí này sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) và hệ thống đánh giá đất đai tự động (Automated Land Evaluation System - gọi tắt là ALES) phân hạng thích hợp đất đai cho cây Sâm lai châu.

ALES là chương trình đánh giá đất tự động cho phép các nhà đánh giá đất xây dựng các mô hình đánh giá khả năng thích hợp đất đai theo khung đánh giá đất của FAO. Đối tượng trực tiếp được đánh giá trong ALES là các đơn vị bản đồ đất đai. ALES không phải là một GIS và bản thân nó cũng không hiển thị bản đồ. Tuy nhiên, nó có khả năng phân tích các tính chất của các đơn vị đất đai trên bản đồ ARCINFO có khuôn dạng tương tự như cơ sở dữ liệu ALES.

Trong đánh giá đất GIS là một công cụ với sự trợ giúp của máy tính nhằm thu thập dữ liệu chuyên đề, xử lý dữ liệu địa lý, tích hợp dữ liệu để xây dựng các bản đồ đơn vị đất đai và mô phỏng kết quả đánh giá đất thông qua các bản đồ phân hạng thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất.

Để tiến hành xác định về mức độ thích hợp của đất đai với cây trồng trong môi trường GIS, một qui trình phân tích đa chỉ tiêu đã được xây dựng gồm các bước: xây dựng cơ sở dữ liệu GIS, xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá, xây dựng bản đồ đơn vịđất đai, đánh giá và phân loại mức độ thích hợp trong ALES và trình bày kết quả đánh giá đất với GIS.

Bảng 3.19: Bảng phân cấp mức độ thích nghi vềđiều kiện đất, khí hậu của cây Sâm lai châu

Điều kiện chính Mức độ thích hợp Thích hợp Ít thích hợp Không thích hợp Độ cao so với mặt nước biển (m) 1.400-2.200 1.000-1.400 và 2.200- 2.400 <1.000 và >2.400 Lượng mưa trung bình năm (mm) 1.700-2.600 1.400-1.700 và 2.600-3.100 <1.400 và >3.100 Nhiệt độ bình quân năm (°C) 13-20 10-13 và 20-22 <10 và >22 Thảm thực vật Rừng tự nhiên ít bị tác động Rừng tự nhiên bị tác động, rừng thứ sinh và rừng trồng có trữ lượng Đất trống, vườn hộ và đất khác Sâm lai châu thường mọc trong các khu rừng thường xanh, không bị tác động hoặc bị tác động ít trên đất cát, đá phiến, giàu mùn, ẩm ướt và thoát nước. Độ che phủ của mức độ thích hợp và ít thích hợp theo chiều thẳng đứng phải đạt >70% để Sâm phát triển. Chiều cao tán từ 10 đến 30 m. Thảm thực vật rừng rất đa dạng và che phủ gần 100% bề mặt đất. Sâm lai châu mọc trên lớp đất hữu cơ giàu mùn. Sâm lai châu mọc trong vùng thường xuyên có sương mù. Từ những nhân tốđộ cao so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm và thảm thực vật ở những nơi Sâm lai châu mọc tự nhiên phân thành 3 mức độ thích hợp, ít thích hợp (mở rộng) và không thích hợp. Sử dụng phương pháp chồng ghép bản đồ phân cấp thành bảng sau:

Bảng 3.20: Diện tích rừng và đất rừng phù hợp Sâm lai châu

TT Huyện Thích hợp (ha) Ít thích hợp (ha) Không thích hợp (ha) 1 Phong Thổ 3.483,7 1.444,2 98.373,9 Tỷ lệ (%) 3,4 1,4 95,2 Nhìn bảng thống kê cho thấy:

Tổng diện tích đất của huyện Phong Thổ là 102.924,5 ha. Trong đó, 3.483,7 ha chiếm 3,4 % là phù hợp để trồng Sâm lai châu. Tổng diện tích ít phù hợp là 1.444,2 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích đất. Tổng diện tích không phù hợp chiếm 95,2% diện tích đất của huyện Phong Thổ.

Mặc dù Sâm lai châu mới tiến hành điều tra bước đầu xác định Sâm lai châu mọc tự nhiên trên huyện Phong Thổ và một số huyện khác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bản đồ chỉ ra khu vực phù hợp có thể có Sâm lai châu mọc tự nhiên hoặc gây trồng. Do đó, cần có các nghiên cứu thực địa sâu hơn để hiểu rõ hơn về sự phân bố tự nhiên của cây Sâm lai châu. Để áp dụng thực tế sản xuất Sâm lai châu nên trồng ở các khu vực thích hợp. Ở các khu vực thích hợp (tại các xã: Lản Nhì Thàng; Sin Súi Hồ; Nậm Xe; Bản Lang; Dào San; Tung Qua Lìn; Pa Vây Sử; Mồ Sì San; Sì Lở Lầu) nên có các thử nghiệm trước để đánh giá hiệu quả Sâm lai châu có thể phát triển. Từ đó mới có những khuyến cáo về khả năng gây trồng. Không nên gây trồng ở các khu vực ít thích hợp khi chưa có các nghiên cứu kỹ càng về khả năng thích nghi, biện pháp kỹ thuật tác động, ... Không thực hiện gây trồng tại các vùng không thích hợp.

Hình 3.8: Bn đồ phân vùng thích nghi loài cây Sâm lai châu trên địa bàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)