Thực trạng và chính sách phát triển Sâm lai châu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 29)

Trong những năm gần đầy Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển một cách ổn định và bền vững như Quyết định số 899/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nhằm đẩy mạnh, khuyến khích phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Hội đồng nhân dân đã ban hành Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 về quy định chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh và UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1446/QĐ-UBND ngày 05/11/2019 về việc ban hành ngành hàng, sản phẩm quan trọng khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tỉnh Lai Châu.

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP về triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội; trong đó có Tiểu dự án phát triển vùng trồng Sâm và dược liệu quý. Chính phủ đang thúc đẩy

việc xây dựng “Chương trình quốc gia phát triển sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến 2045” với mục tiêu đến 2045, đưa nước Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh ngang bằng với ngành sản xuất sâm của Hàn Quốc; hằng năm sản xuất ra được từ 500-1000 tấn.

Về phía tỉnh Lai Châu, một số chủ trương của tỉnh gồm:

- Nghị quyết số 38/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu “Thông qua đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu”;

- Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 23/07/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu “Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh”;

- Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 14/01/2020 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Đánh giá chung: Những nghiên cứu về Sâm nói chung và Sâm lai châu nói riêng trên thế giới và Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chủ yếu dừng ở mức độ phân loại. Một số nghiên cứu có đề cập đến nhân giống và trồng trọt nhưng chưa được nghiên cứu sâu, chủ yếu nhân giống phục vụ bảo tồn. Mặc dù nghiên cứu ở quy mô nhỏ, nhưng trong các công trình nghiên cứu này đã bước đầu thành công trong việc nhân giống và trồng.

Tổng hợp các vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước đặt ra những tồn tại cần giải quyết là cần xây dựng được tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ về nhân giống và trồng từ những kết quả nghiên cứu tốt nhất để chuyển giao cho người dân trên quy mô lớn sản xuất thử nghiệm.

1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

1.3.1. Điu kin t nhiên

* Vị trí địa lý

Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lai Châu, có tọa độ địa lý từ 22o25’ đến 22o51’ vĩ độ Bắc, 103o08’ đến 103o36’ kinh độĐông giáp ranh với các lãnh thổ liền kề:

- Phía Bắc tiếp giáp huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; - Phía Đông, Đông Nam tiếp giáp tỉnh Lào Cai;

- Phía Nam tiếp giáp với huyện Tam Đường; - Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp huyện Sìn Hồ.

Phong Thổ có vị trí địa lý thuận lợi do có đường biên giới dài 98,95 km trải dài, có cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng và có tuyến đường quốc lộ 12, 4D, quốc lộ 100 đi qua, tạo thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa với các địa phương lân cận trong nước và với Trung Quốc.

* Đất đai, địa hình

- Tài nguyên đất của huyện Phong Thổ khá đa dạng được chia làm 4 nhóm đất chính như sau:

+ Nhóm đất đỏ vàng, chiếm khoảng 33,65% diện tích.

+ Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, chiếm khoáng 59% diện tích. + Nhóm đất dốc tụ, chiếm khoảng 2,7% diện tích tự nhiên. + Các loại đất khác chiếm khoáng 4,65% diện tích tự nhiên.

Như vậy, đất đai thổ nhưỡng của huyện có sự phân hóa khá rõ rệt giữa vùng thấp và vùng cao. Vùng thấp có các loại đất thích hợp cho phát triển lúa nước, các loại cây ngắn ngày. Vùng cao có các loại đất thích hợp cho phát triển cây lâu năm và phát triển rừng (kết hợp với trồng cây dược liệu dưới tán rừng).

- Địa hình núi cao là phổ biến, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 1000m - 1500m, xen kẽ là những thung lũng hẹp, chia thành các vùng sau:

+ Địa hình vùng núi cao: Gồm 8 xã phía Bắc gồm các xã Sì Lở Lầu, Mồ Sì San, Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Dào San, Mù Sang, Ma Ly Chải và xã Sin Súi Hồ, tổng diện tích 37.455,77 ha, chiếm 36,40% diện tích đất tự nhiên, độ dốc lớn; đây là vùng tập trung hầu hết tài nguyên rừng của cả huyện.

+ Địa hình vùng núi thấp: Bao gồm các dãy đồi núi thấp tập trung ở các xã phía Nam và Tây Nam của huyện, gồm các xã: Mường So, Nậm Xe, Bản Lang, Ma Ly Pho, Hoàng Thèn, Khổng Lào... diện tích 65.468,73 ha, chiếm 63,6% diện tích đất tự nhiên hầu hết là đồi núi, một số nơi bằng phẳng, thuận lợi nước tưới người dân canh tác lúa nước.

* Khí hậu, thủy văn

- Về khí hậu

Phong Thổ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Mùa hè có gió mùa Đông Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc kéo theo từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa.

- Về thủy văn

Phong Thổ nằm trong lưu vực của sông Nậm Na, bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua địa bàn xà Ma Ly Pho và thị trấn Phong Thổ với chiều dải khoảng 18 km. Hệ thống các suối chính gồm suối Nậm Pạt, suối Nậm Cúm, suối Nậm Lùm, suối Nậm So với tổng chiều dài các suối khoảng 210 km. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trên địa bàn huyện, đồng thời tạo thuận lợi cho đầu tư các công trình thủy điện. Ngoài ra, đây cùng là nguồn nước dồi dào cho việc khai hoang phát triển ruộng lúa,

xây dựng hệ thông thủy lợi...

1.3.2. Điu kin kinh tế - xã hi ti

* Về kinh tế

Kinh tế đã có bước phát triển toàn diện trên tất cá các ngành, lĩnh vực, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tổng giá trị sản xuất ước đạt trên 3.634 tỷđồng, trong đó cơ cấu các ngành kinh tế: Nông, lâm, thủy sản chiếm 23,1%; công nghiệp, xây dựng chiếm 39,9%; dịch vụ chiếm 37%. Đời song Nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/năm.

Lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản được đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tích cực, đưa các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai thực hiện hiệu quả, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Lợi thế Cửa khẩu đang từng bước được phát huy, thúc đẩy sản xuất một số hàng hóa nông sân xuất khẩu: Sản xuất cây lương thực tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng, tổng diện tích gieo trồng 8.250 ha; sản lượng đạt 35.609 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 434kg/người/năm. Mặt khác cây chè đã được mở rộng diện tích theo hướng tập trung, ước đến năm 2020 tổng diện tích chè toàn huyện là 268,84 ha; hiện có 34,5 ha chè kinh doanh, sản lượng chè búp tươi bình quân đạt trên 70 tấn/năm. Tiếp tục chăm sóc 1.411 ha cây cao su; 1.055 ha cây thảo quả, trồng mới 115,89 ha cây Mắc ca, nâng tổng diện tích cây Mắc ca toàn huyện lên 182,89 ha. Bên cạnh đó với việc chuyển đổi diện tích một số cây trồng có giá trị kinh tế thấp và đất hoang hóa, đất đồi dốc sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế, diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn

huyện tăng nhanh trong những năm qua, cụ thể: Ước đến năm 2020 tổng diện tích trồng cây ăn quả là 4.642,7 ha; sản lượng đạt 55.178,8 tấn. Chăn nuôi, thủy sản cũng đã được tập trung chỉđạo phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm; tính đến năm 2020 tổng đàn gia súc ước đạt 44.845 con, tốc độ tăng trưởng dự kiến là 6,1%. Thủy sản phát triển khá về diện tích và sản lượng; tiếp tục duy trì và phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản nước lạnh hiện có ở các xã vùng cao. Ngoài ra công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng cũng đã được tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới và chi trả các chế độ về bảo vệ, phát triển rừng và dịch vụ môi trường rừng. Tổng diện tích rừng là 45.371,76 ha, tỷ lệ che phủ rừng 43,66%.

* Về văn hóa - xã hội

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 4,3%/năm, mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 20,49%. Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm, đã đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho 4.755 lao động nông thôn, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn từ 25% năm 2015 lên 50% năm 2020 (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%), giải quyết việc làm mới cho 4.945 lao động, tổ chức cho 137 công dân đi xuất khẩu lao động sang thị trường lao động nước ngoài.

- Hệ thống trường, lớp học được được quy hoạch, sắp xếp lại phù hợp với tình hình thực tiễn của huyện, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được bổ sung, cơ bản khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở các bậc học. Tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp, thi tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước; tỷ lệ huy động học sinh ra lớp bậc mầm non đạt 98,1%; tiểu học trên 99%; trung học cơ sở trên 95%; THPT 30%. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho học sinh. Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, đến nay tỷ lệ kiên cố, bán kiên cố đạt 89,5%.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển. Ước đến hết năm 2020 có trên 88% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm, có 167/171 thôn bản có đường xe máy di lại thuận lợi; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 83,5%; 171/171 bàn có điện lưới quốc gia, 98,2% số hộ dược sử dụng điện.

1.4. Đánh giá chung

1.4.1. Thun li

- Nhìn chung, huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của đa dạng cây trồng, vật nuôi. Nhân dân bước đầu chú ý đến sản xuất lương thực, chăn nuôi và trồng trọt theo hướng hàng hoá.

- Tốc độ phát triển kinh tế mấy năm gần đây tăng nhanh, đời sống nhân dân có sự thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực.

- Nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

- Cán bộ các xã, thôn được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận. Nhân dân được tuyên truyền giáo dục, học tập đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy chế dân chủở cơ sở được triển khai thường xuyên có hiệu quả.

1.4.2. Khó khăn

- Các ngành kinh tế phát triển không đồng đều, tỷ trọng ngành nông nghiệp còn chiếm quá cao, thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng cơ bản còn hạn chế. Ngành nghề phụ ít, sản xuất chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ, hàng hoá có sức cạnh tranh yếu, chưa thực sự thu hút thị trường. Thu nhập người dân phụ thuộc chủ yếu vào mùa vụ và chăn nuôi.

- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm năng suất thấp. - Giao thông, thủy lợi chất lượng chưa đảm bảo, cơ sở hạ tầng còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu kiến thiết hạ tầng.

- Trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập và khám chữa bệnh còn thiếu thốn.

Với những mặt thuận lợi và hạn chế như trên trong tương lai nếu được sự quan tâm đúng mức, quy hoạch bố trí phân bổđất đai, sắp xếp dân cư hợp lý, khoa học thì sẽ giảm bớt được những khó khăn. Đồng thời, phát huy được những nguồn lực, khai thác tiềm năng đất đai, lao động để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đi lên, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.

Để đảm bảo cho mục đích phát triển nông nghiệp, cần thiết phải dựa vào khả năng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng cây trồng trên diện tích đất canh tác nông nghiệp, đồng thời mở thêm những hướng sản xuất mới trên cơ sở diện tích đất hiện có như phát triển chăn nuôi, trồng rừng sản xuất, cây ăn quả, mở rộng diện tích đất canh tác thông qua cải tạo đưa diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông nghiệp vào sử dụng.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Loài Sâm lai châu phân bố tự nhiên dưới tán rừng trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về không gian, địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực trạng phân bố, xác định đặc điểm sinh thái học, đánh giá tính thích nghi, khoanh vùng định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp phát triển Sâm lai châu trên địa bàn huyện Phong Thổ.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra, đánh giá, thực trạng phân bố và phát triển của cây Sâm lai châu tại huyện Phong Thổ.

- Xác định đặc điểm sinh thái học và xây dựng tiêu chí trồng cây Sâm lai châu trên địa bàn huyện Phong Thổ.

- Đánh giá tính thích nghi và khoanh vùng định hướng phát triển cho cây Sâm lai châu trên địa bàn huyện Phong Thổ.

- Đề xuất giải pháp phát triển cây Sâm lai châu.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế tha

Phương pháp kế thừa được sử dụng để nghiên cứu các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách bảo tồn và phát triển cây dược liệu, cây lâm sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)