Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 31 - 33)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã h ội huyện Phong

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lai Châu, có tọa độ địa lý từ 22o25’ đến 22o51’ vĩ độ Bắc, 103o08’ đến 103o36’ kinh độĐông giáp ranh với các lãnh thổ liền kề:

- Phía Bắc tiếp giáp huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; - Phía Đông, Đông Nam tiếp giáp tỉnh Lào Cai;

- Phía Nam tiếp giáp với huyện Tam Đường; - Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp huyện Sìn Hồ.

Phong Thổ có vị trí địa lý thuận lợi do có đường biên giới dài 98,95 km trải dài, có cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng và có tuyến đường quốc lộ 12, 4D, quốc lộ 100 đi qua, tạo thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa với các địa phương lân cận trong nước và với Trung Quốc.

* Đất đai, địa hình

- Tài nguyên đất của huyện Phong Thổ khá đa dạng được chia làm 4 nhóm đất chính như sau:

+ Nhóm đất đỏ vàng, chiếm khoảng 33,65% diện tích.

+ Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, chiếm khoáng 59% diện tích. + Nhóm đất dốc tụ, chiếm khoảng 2,7% diện tích tự nhiên. + Các loại đất khác chiếm khoáng 4,65% diện tích tự nhiên.

Như vậy, đất đai thổ nhưỡng của huyện có sự phân hóa khá rõ rệt giữa vùng thấp và vùng cao. Vùng thấp có các loại đất thích hợp cho phát triển lúa nước, các loại cây ngắn ngày. Vùng cao có các loại đất thích hợp cho phát triển cây lâu năm và phát triển rừng (kết hợp với trồng cây dược liệu dưới tán rừng).

- Địa hình núi cao là phổ biến, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 1000m - 1500m, xen kẽ là những thung lũng hẹp, chia thành các vùng sau:

+ Địa hình vùng núi cao: Gồm 8 xã phía Bắc gồm các xã Sì Lở Lầu, Mồ Sì San, Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Dào San, Mù Sang, Ma Ly Chải và xã Sin Súi Hồ, tổng diện tích 37.455,77 ha, chiếm 36,40% diện tích đất tự nhiên, độ dốc lớn; đây là vùng tập trung hầu hết tài nguyên rừng của cả huyện.

+ Địa hình vùng núi thấp: Bao gồm các dãy đồi núi thấp tập trung ở các xã phía Nam và Tây Nam của huyện, gồm các xã: Mường So, Nậm Xe, Bản Lang, Ma Ly Pho, Hoàng Thèn, Khổng Lào... diện tích 65.468,73 ha, chiếm 63,6% diện tích đất tự nhiên hầu hết là đồi núi, một số nơi bằng phẳng, thuận lợi nước tưới người dân canh tác lúa nước.

* Khí hậu, thủy văn

- Về khí hậu

Phong Thổ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Mùa hè có gió mùa Đông Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc kéo theo từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa.

- Về thủy văn

Phong Thổ nằm trong lưu vực của sông Nậm Na, bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua địa bàn xà Ma Ly Pho và thị trấn Phong Thổ với chiều dải khoảng 18 km. Hệ thống các suối chính gồm suối Nậm Pạt, suối Nậm Cúm, suối Nậm Lùm, suối Nậm So với tổng chiều dài các suối khoảng 210 km. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trên địa bàn huyện, đồng thời tạo thuận lợi cho đầu tư các công trình thủy điện. Ngoài ra, đây cùng là nguồn nước dồi dào cho việc khai hoang phát triển ruộng lúa,

xây dựng hệ thông thủy lợi...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)