Kinh nghiệm hoàn thiện chính sách Marketing –Mix trong kinh doanh khách sạn

Một phần của tài liệu Phan Thị Hồng Nhi - K49 QTKD CT2 (Trang 41 - 49)

5. Cấu trúc nội dung của báo cáo Khóa Luận

1.2.2 Kinh nghiệm hoàn thiện chính sách Marketing –Mix trong kinh doanh khách sạn

Chính sách phân phối

Chính sách xúc tiến

1.2.1.2.2 Mô hình nghiên cu ảnh hưởng ca các yếu tố đến chính sách Marketing Mix

Sơ đồ1.4 : Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách Marketing – Mix của khách sạn Mondial Huế

Chính sách Marketing – Mix là sựkết hợp của 4 chính sách bộphận, vậy những chính sách bộphận nàyảnh hưởng đến chính sách chung như thếnào? Khách sạn cần phải làm những gìđểhoàn thiện hơn từng chính sách bộphận, từ đó hoàn thiện chính sách Marketing – Mix của mình? Những vấn đềnày sẽ được phân tích và làm rõ trong những phần sau.

1.2.2 Kinh nghiệm hoàn thiện chính sách Marketing – Mix trong kinh doanhkhách sạn khách sạn

1.2.2.1 Tình hình phát triển du lịch và các khách sạn tại Việt Nam

1.2.2.1.1 Tình hình phát triển du lịch Việt N am

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thếgiới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉyêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sựquan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đềnhận được nhiều sựchú ý và thảo luận rộng rãi.

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu và khách đến từ hai lần trở lên lần lượt là 72% và 28% (năm 2003); 65,3% và 24,7% (năm 2005), 56,3% và 43,7% (năm 2006); 60,4% và 39,6% (năm 2009); 61,1%

và 38,9% (năm 2011); 66,1% và 33,9% (năm 2013). Có thể thấy tỷ lệ này không biến động lớn qua các năm và duy trìở mức độ khá hài hòa.

Xét về tổng thể, điều quan trọng là các chỉ số về lượng khách và tổng thu của Du lịch Việt Nam đạt tăng trưởng tốt qua các năm. Nếu năm 2000, chúng ta mới đón được 2,1 triệu lượt khách quốc tế thì năm 2005 đón được 3,4 triệu lượt, năm 2010 đón được 5 triệu lượt và năm 2013 vừa qua là 7,5 triệu lượt. Đồng thời, lượng khách du lịch nội địa cũng ngày càng tăng: năm 2000 là 11,2 triệu lượt, 2005 là 16,1 triệu lượt, năm 2010 là 28 triệu lượt và năm 2013 là 35 triệu lượt. Đặc biệt, tổng thu từ du lịch những năm gầnđây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2013 đạt tới 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ. Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn.

Ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã hội. Đến năm 2013,ước tính đã có trên 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó 550 nghìn laođộng trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp.

Tổng cục du lịch đãđưa ra nhiều chính sách kích thích nhằm thu hút khách du lịch đến Việt Nam, xây dựng hìnhảnh điểm đến an toàn, thân nhiệt trong tâm trí du khách. Nhờ vậy, bước sang năm 2017, du lịch Việt Nam đã có những bước khởi sắc, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 12/2017 đạt 1.276.353 lượt, tăng 8,9% so với tháng 11/2017 và tăng 42,2 so với tháng 12/2016.

Ngành du lịchđangđi nốt những ngày cuối cùng của năm 2018 trong tâm thếhồ hởi với một thành tích gần nhưtrong tầm tay: Theo sốliệu thống kê của Tổng cục Du lịch (BộVăn hóa Thểthao và Du lịch), trong 9 thángđầu năm nay, tổng sốkhách du lịchđến Việt Namđạt xấp xỉ11,7 triệu lượt, tăng 22,9% so với cùng kỳnăm 2017. Khách du lịch nộiđịađạt 62,1 triệu lượt. Tổng thu từkhách du lịchđạt 451,2 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳnăm 2017. Ngoài ra, tháng gầnđây nhất là tháng 11 thì lượng khách quốc tế đến Việt Namước tínhđạt 1.301.909 lượt, tăng 8,0% so với tháng trước và tăng 11,0% so với cùng kỳnăm 2017. Tính chung 11 tháng năm 2018ướcđạt 14.123.556 lượt khách, tăng 21,3% so với cùng kỳnăm 2017.

Chưa bao giờViệt Namđạtđược con sốcao kỷlục nhưvậy. Du lịch Việt Nam đang trên conđường trởthành một ngành kinh tếmũi nhọn thực sự. Với tiềm năng du

lịchđa dạng và phong phú. Trong những năm qua, du lịch Việt Namđang trênđà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng nhưlượng kháchđi du lịch nộiđịa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càngđược biếtđến nhiều hơn trên thếgiới, nhiềuđiểm đến trong nướcđược bình chọn làđịa chỉyêu thích của du khách quốc tế. Du lịch Việt Namđóng góp lớn vào sựphát triển kinh tếxã hội củađất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đãđạt được, hoạt động của ngành du lịch thời gian qua còn bộc lộ nhiều những hạn chếnhư: Công tác quản lý chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng cao về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; việc đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường vẫn còn tồn đọng nhiều bất cập; tình trạng rác thải gây ô nhiễm môi trường tại một số điểm du lịch vẫn diễn ra; tai nạn giao thông; chặt chém giá dịch vụ…Ngành du lịch cần tiếp tục cố gắng duy trìđà tăng trưởng khách quốc tế và nội địa trong điều kiện bảo đảm sự ổn định về chính sách, an toàn, an ninh, môi trường. Thời gian tới, cần xây dựng những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù kết hợp đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến ở những thị trường khách trọng điểm có mức chi tiêu lớn. Bên cạnh việc tập trung tuyên truyền, hướng dẫn thi hành Luật Du lịch có hiệu lực từ năm 2018, ngành du lịch cũng cần lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch để hoàn thiện các đề án lớn như: điều chỉnh chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030; tái cơ cấu du lịch; liên kết chuỗi giá trị đầu vào của các ngành hình thành sản phẩm du lịch; nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch… Đây là những đề án được kỳ vọng sẽ khắc phục những yếu kém, bất cập, tạo động lực mạnh mẽ mang đến những thay đổi tích cực cho ngành du lịch.

1.2.2.1.2 Các khách sạn ở Việt Nam

Mặc dù hoạt động kinh doanh khách sạnởViệt Nam đã có dấu hiệu ra đời tương đối sớm nhưng chỉsau thời kỳmởcửa nền kinh tếvào đầu những năm 1990, nó mới thực sựtrởthành một ngành kinh doanh mới. So với lịch sửhình thành và phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn trên thếgiới, thì ngành kinh doanh khách sạnởnước ta còn quá non trẻvà mới mẻ. Mặc dù vậy, nhiều khách sạn đã nỗlực cải tiến và nâng cao hiệu quảquản lý, áp dụng khá thành công các học thuyết kinh tếhiện đại vào thực tế. Các doanh nghiệp này đã hội nhập thực sựvà một số đã xây dựng được uy tín, tạo được thương hiệu nổi tiếng và kinh doanh hiệu quả.

Liên quan đến công tác xây dựng và thực hiện chính sách marketing - mix cho sản phẩm lưu trú, nhiều báo cáo kinh nghiệm đãđượcđưa ra bởi các nhà quản lý khách sạn trong nước. Sau đây là một sốkinh nghiệm tiêu biểu trong lĩnh vực này.

- Tiêu biểu cho việc theo đuổi thành công chính sách sản phẩm trong kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú nói riêng làKhách sạn RexthuộcTổng Công ty du lịch Sài Gòn.Để đápứng nhu cầu ngày càng cao của thịtrường khách quốc tế, trong năm 2004, Khách sạn Rex đãđược đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, công ty đã tiến hành xây dựng khu khách sạn mới. Sau đó, tiến hành cải tạo khu khách sạn cũ, kết nối với khu khách sạn mới thành hệthống khách sạn 5 sao hiện đại và đồng nhất. Sau khi hoàn tất, Khách sạn Rex có hơn 80 phòng Suite hiện đại, một khu hội nghịvới sức chưa trên 800 khách và hệthống shop cao cấp, nhà hàng, quầy bar, khu thểthao… Chiến lược sản phẩm của Khách sạn Rex trong giai đoạn này là chú trọng đầu tư chiều sâu vềcảcơ sởvật chất và đội ngũ nhân viên nhằm không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ. Hiện tại, khách sạn đã kí hợp đồng thường xuyên với Trung tâm Anh ngữApolo đểnâng cao trìnhđộngoại ngữcho các phòng ban. Từnhững chiến lược marketing hiệu quả, Khách sạn Rex đãđứng vững trong danh sách 10 khách sạn hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm liền.

- Một trong những khách sạn có hiệu suất sửdụng buồng phòng cao nhất trong năm 2003 tại Hà Nội là Khách sạn Kim Liên. Ông Phan Đức Mẩn cho biết: “Trong năm 2003, hai khách sạn Kim Liên I và Kim Liên II đãđón và phục vụ151.907 lượt khách quốc tế, công suất buồng ph.ng đạt xấp xỉ91%”. Đây là kết quảcủa quá trình đầu tư nâng cấp hệthống khách sạn gồm 257 phòng đạt chuẩn 3 sao, đầu tư thêm các trang thiết bịhiện đại trong khách sạn với tổng chi phí lên hơn 07 tỷ đồng. Mặc dù phải cần có thời gian mới đánh giá được hiệu quảcủa dựán đầu tư nâng cấp này, nhưng bước đầu đã thểhiện sựthành công trong chiến lược marketing sản phẩm của khách sạn này.

1.2.2.2 Tình hình phát triển du lịch và các khách sạnởThừa Thiên Huế

1.2.2.2.1 Tình hình phát trin du lch Tha Thiên Huế

Cùng với sựphát triển ngành du lịch Việt Nam, du lịch Thừa Thiên Huế đang hòa mình vào dòng chảy đó. Mảnh đất Thừa Thiên Huế, nơi hội tụ đầy đủnhững tài nguyên cảvềthiên nhiên lẫn nhân văn thuận lợi cho phát triển du lịch. Với điều kiện thuận lợi đó, Thừa Thiên Huế đã trởthành một điểm đến du lịch hấp dẫn, một địa danh

mà du khách muốn ghé đến trong hành trình của mình. Tuy nhiên, trong giaiđoạn hiện nay, khi mà ngày càng có nhiều địa phương trong cảnước đầu tư đểphát triển du lịch thì cuộc canh tranh ngày càng diễn ra quyết liệt hơn. Điều này khiến vịthếcủa Thừa Thiên Huếtrên bản đồdu lịch quốc gia có dấu hiệu “mờ” đi. Trong cơn lốc cạnh tranh đó, với sựnỗlực tối đa của ngành văn hóa, thểthao và du lịch tỉnh nhà, du lịch Thừa Thiên Huế đã lấy lại đà tăng trưởng và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá.

Năm 2016 lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huếcó sựtăng trưởng khá: ước đạt 3,25 triệu lượt, tăng 4% so với năm 2015, trong đó khách quốc tế đón từ1,080 triệu lượt,khách lưu trú ước đón được 1,75 triệu lượt. Doanh thu du lịch ước đạt 3.120 tỷ đồng. Con sốnày tiếp tục tăng vào năm 2017, với lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế đạt 3.800.012 lượt, tăng 16.63% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 1.501.226 lượt, tăng 42.57% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đón 1.847.880 lượt, tăng 5,97% so cùng kỳ. Doanh thu du lịch thực hiện năm 2017 đạt 3.520 tỷ đồng, tăng 9.87% so với năm 2016.

Tuy nhiên, mới đây, SởDu lịch thông tin Thừa Thiên - Huếcho biết, 10 tháng đầu năm 2018, tổng lượng khách quốc tế đến Huế đã vượt của cảnăm 2017. Cụthể, 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách đến Huế ước đạt 3,7 triệu lượt, tăng 21%; trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,55 triệu lượt, tăng 29,7% (năm 2017 là 1,5 triệu lượt). Hàn Quốc vẫn là thịtrường có khách du lịchđến Huếnhiều nhất; khách lưu trú đạt 1,72 triệu lượt, tăng 11,97%; tổng doanh thu từdu lịch cả10 tháng là 3.710 tỷ đồng. Riêng trong tháng 10/2018, có 296 ngàn lượt khách đến Huế, tăng 1,1%; trong đó, khách quốc tế ước đạt 135 ngàn lượt, tăng 10,72%; khách lưu trú đạt 155 ngàn lượt, tăng 9,86%; doanh thu trong tháng 10 là 359 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến nay, đểthu hút khách du lịch, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai nhiều hoạt động như: Thực hiện chiếu sáng mỹthuật Kỳ Đài Huế, bắn thử nghiệm súng thần công tại Kỳ Đài... thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tìmđến với Cố đô Huế. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tập trung nâng cấp website du lịch Thừa Thiên - Huếvới hai thứtiếng Việt và Anh; liên kết với website quảng bá du lịch của Tổng cục Du lịch, các địa phương trong cảnước và các thành phốquốc tếcó mối quan hệhợp tác phát triển du lịch với tỉnh đểcung cấp thông tin, quảng bá du lịch Thừa Thiên - Huế.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huếtiếp tục khai thác tốt tour du lịch "Huế- một điểm đến 5 di sản" đểthu hút khách du lịch. Đáng chú ý, bên cạnh việc đẩy mạnh quảng bá điểm đến, ngành du lịch Thừa Thiên - Huếcòn liên kết với các địa phương trong khu vực khai thác tốt tour du lịch "Con đường di sản miền Trung". Tỉnh hình thành không gian văn hóa nghệthuật trên trục đường Lê Lợi đểkhai thác hiệu quảcác thiết chếbảo tàng phục vụkhách du lịch và người dân; mởrộng các khuẩm thực kết hợp với hoạt động nghệthuật cộng đồngởmột sốkhu vực trên đường Lê Lợi, khu phố đêm Phạm Ngũ Lão, Võ ThịSáu, Chu Văn An.Ởphía đối diện bờbắc sông Hương, Kỳ Đài được chiếu sáng vào ban đêm, tạo thêm các dịch vụ ẩm thực, bán hàng lưu niệm phục vụkhách du lịch.

Được biết, năm 2018, Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu đón khoảng từ4-4,2 triệu lượt khách, tăng 10-12% so với năm 2017. Đến hết tháng 10, đã có 3,7 triệu lượt đến Huế. Còn thêm hai tháng nữa, con số4 - 4,2 triệu lượt chắc chắn ngành du lịch Huếsẽ đạt được.

Sựphát triển của du lịch cũng góp phần thúc đẩu sựphát triển kinh tế- xã hội địa phương, đóng góp vào ngân sách, doanh thu từdu lịch. Qua đó cho thấy du lịch đã giúp mang lại nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Có thểnói, du lịch Thừa Thiên Huế đang nỗlực hết mìnhđểdu lịch thực sựtrở thành một ngành kinh tếmũi nhọn của tỉnh nhà, đểThừa Thiên Huếxứng đáng với vai trò là thành phốhạt nhân, thành phố động lực của du lịch Việt Nam.

1.2.2.2.2Các khách sn Tha Thiên Huế

Cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam, du lịch Thừa Thiên- Huế đã có những bước phát triển đáng kể, nhiều cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực du lịch liên tục tăng, trong đó phải kể đến lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Thực tế cho thấy trong những năm qua hoạt động kinh doanh khách sạn phát triển không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng.

Đến với Huế, du khách sẽkhỏi luyến lưu bởi những chiều mưa bay, những câu hát ngân nga từnhững làn điệu dân ca, những giọng nói dịu dàng, ngọt ngào của người con gái Huế,… Đến với nơi đây, chắc chắn du khách sẽluôn muốn tìm kiếm cho mình một không gian nghỉdưỡng tốt nhất và có lẽsẽkhông thểbỏqua được không gian thoáng đãng, trầm lắng bên dòng sông Hương ngọt ngào. Các khách sạnở Thừa Thiên Huế được đánh giá từcác mức độtừcao cấp đến bình dân, luôn là những

lựa chọn đúng đắn và phù hợp cho khách du lịch khi đến Huế. Khách du lịch có thể dựa vào nhu cầu của mìnhđểtựdo lựa chọn khách sạn cho việc lưu trú của mình.

Hiện tỉnh Thừa Thiên Huếcó hơn 590 cơ sởlưu trú với 10.732 phòng và có 28 cơ sởlưu trú xếp hạng từ3 - 5 sao trong đó có 3 khách sạn 5 sao đó là khách sạn La Residence, khách sạn Indochine và khách sạn Imperial và có đến 12 khách sạn 4 sao nằm rải rác quanh thành phốbao gồm:

- Khách sạn Sài Gòn Morin - Khách sạn Hương Giang - Khách sạn Park View - Khách sạn Eldora - Khách sạn Cherish - Khách sạn Green - Khách sạn Midtown - Khách sạn Mondial - Khách sạn Mường Thanh - Khách sạn MoonLight - Khách sạn Romance - Khách sạn Century

Từnhững sốliệu này cho thấy ngành kinh doanh khách sạnởHuếlà một ngành rất tiềm năng và khảnăng thu vềlợi nhuận rất cao nếu thu hút được nhiều khách du lịch. Đểlàm được điều đó đòi hỏi các khách sạn cần không ngừng đổi mới, nâng cấp cơ sởvật chất cũng như mang đến chất lượng phục vụtuyệt vời nhất cho khách hàng. Và hầu như khách sạn nào cũng đang cốgắng hướng đến mục tiêu này vì nó sẽ đem về lợi nhuận lớn cho khách sạn cũng như nâng cao vịthếvà khảnăng cạnh tranh của khách sạn.

1.2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho khách sạn Mondial Huế

Tóm lại, từviệc nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và thực hiện Marketing – Mix của các doanh nghiệp trong nước, đểhoàn thiện chính sách Marketing -MixởKhách sạn Mondial Huế, chúng ta cần chú ý một số điểm sau:

- Một là, công việc xác định thịtrường mục tiêu là quan trọng nhất khi tiến hành xây dựng chính sách marketing - mix cho một sản phẩm của doanh nghiệp. Marketing - Mix phải được xây dựng trên cơ sở đápứng những nhu cầu của thị

trường mục tiêu. Việc nghiên cứu, lựa chọn chính xác thịtrường mục tiêu cho doanh nghiệp đòi hỏi phải được thực hiện dựa trên những phân tích kỹlưỡng các sốliệu về thịtrường, khách hàng. Đây là công việc nhận dạng nhu cầu của khách hàng và lựa chọn các nhóm hoặc cácđoạn khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp sẽphục vụvới mỗi sản phẩm của mình.

- Hai là, tùy vào quy mô, lợi thếvà nguồn lực tài chính của từng cơ sởkinh doanh lưu trú mà người ta có thểchú trọng hơn vào một vài yếu tốtrong Marketing - Mix nhưng nhất thiết, các yếu tốt này phải hỗtrợlẫn nhau, giúp doanh nghiệp đạt

Một phần của tài liệu Phan Thị Hồng Nhi - K49 QTKD CT2 (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w