2.1. Cơ sở lý luận về phát triển năng lƣợng tái tạo
2.1.2. Những thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo
Những thách thức bao gồm trợ cấp cho các dạng năng lượng truyền thống làm giảm khả năng cạnh tranh của NLTT trên thị trường, cơ sở hạ tầng hệ thống lưới điện chưa phát triển tương xứng, khó khăn về mặt bằng, chi phí vốn ban đầu cao cùng với việc thiếu đánh giá rủi ro giá nhiên liệu, thị trường vốn hạn chế, thiếu kỹ năng hoặc thông tin, thị trường nghèo nàn, sự chấp nhận, định kiến về cơng nghệ, rủi ro tài chính và sự khơng chắc chắn và nhiều loại yếu tố pháp lý, thể chế khác. Các thách thức thường khá cụ thể theo tình huống trong bất kỳ khu vực hoặc quốc gia nào. Tuy nhiên, có thể thấy được một số thách thức lớn tác động trực tiếp lên việc phát triển NLTT của mỗi quốc gia như sau:
Thứ nhất, chi phí và giá cả: Hiện nay, chi phí sản xuất năng lượng tái tạo nhìn
chung đang cao hơn so với chi phí từ năng lượng hóa thạch do đây là ngành cơng nghiệp mới địi hỏi cơng nghệ cao nên chi phí đầu tư ban đầu (bao gồm chi phí đầu tư mua máy móc, thiết bị, cơng nghệ, chi phí lắp đặt và chi phí giao dịch) là rất lớn. Hơn nữa, các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió quy mơ lớn phải chịu thêm nhiều chi phí về tài chính và thời gian để nghiên cứu tác động của dự án đến môi trường và thường phụ thuộc vào q trình cấp phép của Chính phủ. Những yếu tố này có thể gây ra một q trình chuyển đổi tốn kém, phức tạp và kéo dài hơn, do đó làm tăng chi phí sản xuất NLTT làm cho giá NLTT đắt hơn dẫn đến khó cạnh tranh trên thị trường năng lượng. Đây là thách thức rất lớn đối với nhà đầu tư cũng như khả năng có thể chi trả cho tiêu dùng NLTT của các cơ quan Chính phủ địa phương và người tiêu dùng cuối cùng [10], [53], [69], [70], [129].
Thứ hai, về việc triển khai xây dựng các dự án NLTT: Việc xây dựng các tua bin gió, máy nước nóng năng lượng mặt trời trên mái nhà, các dự án quang điện và lắp đặt các cơ sở đốt sinh khối đều có thể gặp phải những hạn chế trong quá trình triển khai do các yếu tố về quy mơ, chiều cao, mỹ quan, tiếng ồn hoặc vấn đề an toàn, đặc biệt là ở các khu vực đơ thị dẫn đến khó có được sự ủng hộ của cộng đồng. Hơn nữa, trang trại điện gió, điện mặt trời cần một diện tích khá lớn để tối đa hóa hiệu quả và thường nằm ở các vùng sâu vùng xa gây ra sự mâu thuẫn với kế hoạch và mục đích sử dụng đất hiện có. Hay việc sở quy hoạch đơ thị hoặc thanh tra xây dựng có thể khơng quen với các cơng nghệ NLTT do đây là ngành rất mới và có thể chưa thành lập được thủ tục giải quyết việc chọn chỗ và cho phép xây dựng. Điều này gây nên những thách thức cho nhà đầu tư trong việc xin cấp phép và triển khai xây dựng dự án NLTT [129].
Thứ ba, những nhận thức chƣa đúng về năng lƣợng tái tạo: Một số quan điểm cho rằng các nguồn NLTT chỉ là nguồn năng lượng bổ sung, khơng có khả năng thay thế hồn tồn nguồn năng lượng truyền thống trong việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu về năng lượng của con người vì vậy khơng có khả năng để chấm dứt việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân. Điều này có thể tác động đến việc đưa ra những mục tiêu, chiến lược và chính sách phát triển NLTT của Chính phủ. Hay quan điểm về nguồn NLTT trong các nhà máy nhỏ phân tán là không phù hợp để đáp ứng nhu cầu về năng lượng. Chính những quan điểm sai lầm này đã tạo ra các vấn đề như khuyến khích các nhà sản xuất chỉ tập trung vào phát điện quy mô lớn mà bỏ qua việc phát triển song song của các nhà máy điện nhỏ, phân tán. Các công ty năng lượng lớn đã sử dụng quyền lực của họ tác động đến những quy định của Chính phủ ủng hộ các dự án tập trung lớn và đối lập với các đơn vị nhỏ, phân tán [109], [124].
Thứ tƣ, trợ cấp cho năng lƣợng truyền thống: Việc trợ cấp và bỏ qua hầu hết
các hậu quả có hại của việc sản xuất năng lượng truyền thống trong dự tốn kinh phí hay việc gia tăng chi phí sản xuất của các nguồn NLTT như việc phát sinh thêm kinh phí sử dụng các cơng nghệ đánh giá dự án, tiêu chuẩn hạn chế cho các kết nối lưới và truyền tải điện, thuế nhập khẩu cao hơn cho các thành phần hệ thống. Đây là những trở ngại lớn dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của NLTT trên thị trường năng lượng, là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp đầu tư trong việc đảm bảo lợi nhuận mục tiêu [123].
Thứ năm, về tài chính và chính sách: Việc thiếu khả năng tiếp cận với nguồn
tín dụng ưu đãi, thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch, bất đối xứng và tiêu cực đối với nguồn NLTT như cho rằng chi phí ban đầu lớn mà khơng xem xét đến cả vòng đời của dự án; thiếu khung xác định các chính sách, thể chế, thị trường hạn chế, tài chính yếu, trình độ phát triển cơng nghệ thấp, chưa có đủ nguồn nhân lực có trình độ cao và sự phổ biến chậm của cơng nghệ mới; những rào cản chính trị và pháp lý, thiếu nhất quán của các chính sách liên quan đến cơng nghệ NLTT; các thủ tục hành chính, bao gồm việc cấp giấy phép, thủ tục kết nối lưới và đánh giá tác động đến mơi trường. Những hạn chế đó tạo ra tâm lý khơng chắc chắn, là thách thức lớn đối với nhà đầu tư trong việc triển khai phát triển NLTT nhất là ở những nước đang phát triển [132].
Thứ sáu, về cơ sở hạ tầng và đƣờng truyền nối lƣới: Hệ thống điện hiện nay
được thiết kế và phát triển xung quanh nhà máy điện truyền thống với các máy phát điện đồng bộ. Việc đưa các dự án NLTT vào vận hành sẽ có nhiều điểm khơng tương xứng và gây bất lợi đến sự ổn định của hệ thống dẫn đến tiềm ẩn những nguy cơ mất an tồn. Điều này địi hỏi cần phải bổ sung, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng phù hợp với việc vận hành của các dự án NLTT [54]. Mặt khác, việc trích xuất, vận chuyển NLTT đến sử dụng tại những địa điểm khác là rất khó khăn và phải bổ sung đường dây tải điện dài
do các dự án này thường nằm ở khu vực vùng sâu vùng xa. Hơn nữa, hệ thống phát điện của các nguồn NLTT thường có cơng suất khơng lớn và khơng có khả năng tạo ra một lượng điện lớn như nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch. Các nhà máy năng lượng mặt trời và các trang trại gió lớn thường có đầu ra điện chỉ tính trên đơn vị KW và MW thấp, trong khi đó thiết bị phát điện nguồn gốc than có quy mơ tới hàng nghìn MW mà chỉ sử dụng với diện tích nhỏ hơn đáng kể. Sản lượng điện từ các nguồn điện mặt trời và điện gió khơng ổn định, liên tục vì phụ thuộc theo mùa, ngày, địi hỏi cần phải có hệ thống lưu trữ năng lượng. Đây là những thách thức lớn đối với không chỉ ngành điện và Chính phủ mà cịn là là rào cản lớn đối với các nhà đầu tư trong việc đạt được lợi nhuận kỳ vọng [104], [129].