Những kinh nghiệm riêng của mỗi quốc gia

Một phần của tài liệu Phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở một số quốc gia Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 116)

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, được ghi nhận là một quốc gia đang thành công trong việc chuyển đổi từ nguồn năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng tái tạo. Sự chuyển đổi này có quy mô lớn và có

ảnh hưởng mang tính toàn cầu. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về năng lượng đang diễn ra ngày càng nhanh và có hiệu quả ở quốc gia này. Để có được những thành công đó là việc ban hành và thực thi một số những chính sách để thúc đẩy phát triển NLTT. Cùng với đó, là sự chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ mới để phát triển kinh doanh đa ngành theo hướng năng lượng sạch, tận dụng tối đa những thế mạnh của thị trường trong nước để vươn lên chiếm lĩnh trên thị trường thế giới với phương châm: "Nhanh, nhiều và rẻ". Ngoài những kinh nghiệm chung ở trên, còn có một số những kinh nghiệm riêng như sau:

Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Luật Năng lượng tái tạo vào năm 2006. Theo Luật Năng lượng tái tạo của Trung Quốc, các nhà máy phát điện đã đăng ký được cấp quyền truy cập vào mạng lưới điện và được yêu cầu mua toàn bộ số điện năng do NLTT sinh ra. Việc hỗ trợ thuế và cam kết đảm bảo mua lại NLTT đã giúp nhân rộng việc sử dụng NLTT ở quốc gia này.

Trung Quốc đã tận dụng bề mặt của hồ nước, vốn trước đây là sử dụng cho các dự án điện than để phát triển dự án PV nổi. Điều này giúp giảm những thách thức liên quan đến đất đai để triển khai NLTT, đặc biệt phù hợp với những quốc gia có quỹ đất hạn chế như Việt Nam.

Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc đã công khai đấu thầu các dự án năng lượng mặt trời trên một số trang Web của Chính phủ. Điều này đã tạo ra một thị trường cạnh tranh khốc liệt, giúp giảm giá bán điện xuống mức giá gần với mức giá đối với điện được bán từ các nhà máy nhiệt điện than. Việc ưu tiên đầu tư vào năng lượng mặt trời được xem là một chính sách phù hợp, kịp thời nhằm giải quyết các vấn đề đang được xem là vấn nạn như ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.

Trung Quốc cũng thành công trong việc sản xuất năng lượng sinh khối khi đặt các dự án sinh khối tại hoặc gần các khu vực nông nghiệp, nơi có sẵn

nhiều nguyên liệu như các chất thải nông nghiệp, hay tại các khu vực có nhiều chất thải công nghiệp và đô thị. Ở Trung Quốc, các vùng đất màu mỡ nhất nằm ở các tỉnh ven biển phía đông, nơi đó cũng là nơi có nhu cầu cao nhất về năng lượng, vì vậy phần lớn các dự án đã được xây dựng ở đây. Các dự án khí sinh học sử dụng chất thải động vật để sản xuất điện, cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Các dự án khí sinh học thu khí metan được sản xuất từ chất thải nông nghiệp hay công nghiệp và sử dụng khí đốt này chuyển đổi thành năng lượng. Dự án khí sinh học sử dụng nước thải công nghiệp đang trở nên ngày càng thông dụng. Điều này vừa bảo vệ môi trường, vừa giúp tạo nên nguồn điện sinh khối dồi dào và ổn định.

Có thể xem Trung Quốc là một quốc gia thành công trong việc thay thế dần nguồn năng lượng hóa thạch bằng các nguồn NLTT. Thành công này của Trung Quốc được xem như một tham chiếu điển hình cho các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc đã sớm nhận thấy việc phát triển NLTT phải do khu vực tư nhân dẫn dắt dựa trên nguyên tắc thị trường, từ đó loại bỏ hoàn toàn cơ chế Trợ giá điện (FIT) của Chính phủ và áp dụng Tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo (RPS) vào năm 2012. Việc ban cơ chế Tiêu chuẩn tỉ lệ năng tái tạo RPS, theo đó phải sản xuất ít nhất 7% năng lượng tái tạo vào năm 2020 và tăng lên 10% đến năm 2023. Tuy nhiên, với việc áp dụng hệ thống hạn ngạch quá mức của Chính phủ đã khiến các nhà cung cấp điện chuyển sang sử dụng điện sinh khối do tính hiệu quả về chi phí của nó nhưng việc tạo ra một phần đáng kể NLTT từ sinh khối rừng có thể gây nên những lo ngại về tính bền vững của ngành công nghiệp này. Đây cũng là vấn đề mà các quốc gia đi sau trong đó có Việt Nam nên tính toán và có lựa chọn cho phù hợp.

Tiêu chuẩn năng lượng tái tạo (RFS), có hiệu lực vào năm 2015 quy định nhiên liệu cho giao thông vận tải phải chứa một lượng tối thiểu nhiên

liệu sinh học. Điều này gián tiếp thúc đẩy việc sản xuất nguồn năng lượng sạch hơn, vừa đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, vừa bảo vệ môi trường.

Tăng cường nguồn vốn cho NLTT được khởi tạo với sự hỗ trợ của nguồn tiền ban đầu của Chính phủ để thu hút nguồn tài chính từ tư nhân. Việc triển khai các chương trình, đề án như chương trình phát triển NLTT mới (RE2030) vào năm 2017; chương trình sử dụng năng lượng tái tạo bắt buộc tại các toà nhà công cộng; các chương trình trợ cấp ưu đãi cho các hộ gia đình theo vùng miền, triển khai đề án phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng – ESS, góp phần mở rộng quy mô ngành NLTT, đảm bảo khả năng vận hành linh hoạt và dự phòng cho vận hành hệ thống điện.

Để có thể thúc đẩy NLTT phát triển hơn nữa, Hàn Quốc cần có những chính sách mạnh mẽ hơn nữa như: đánh thuế mạnh hơn vào ngành công nghiệp phát thải khí nhà kính, có kế hoạch phân bổ ngân sách cho từng địa phương với từng loại NLTT, tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển để nâng cao trình độ công nghệ NLTT giúp hạn chế việc nhập khẩu công nghệ của nước ngoài, tạo ra thị trường NLTT, mở rộng truyền thông và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Đây là những bài học để Việt Nam có thể tham chiếu và thực hiện được đầy đủ hơn nhằm nâng cao hiệu quả phát triển NLTT vì sự PTKTBV

Kinh nghiệm của Nhật Bản

Những thành công trong việc thúc đẩy phát triển NLTT tại Nhật Bản là do Chính phủ đã có những chính sách hấp dẫn để thu hút đầu tư. Một số những chính sách tiêu biểu như hỗ trợ cho vay mua nhà sử dụng năng lượng tái tạo với thời gian trả nợ tối đa là 10 năm, trong đó, cho những gia đình cải tạo nhà, chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời được vay số tiền tối đa lên đến 5 triệu Yên.

Cùng với đó, Nhật Bản cũng xem xét và thay đổi một số Luật liên quan đến phát triển NLTT như Luật đất nông nghiệp, Luật rác thải đô thị

nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NLTT phát triển do hiện tại ở một số quốc gia, những luật này có thể có những chi tiết làm ảnh hưởng đến việc phát triển các dự án NLTT như đất nông nghiệp chỉ được dùng vào canh tác nông nghiệp, hay những quy trình xử lý rác thải đô thị chưa phù hợp để phục vụ cho việc phát triển năng lượng sinh khối. Đây cũng được xem là một điển hình mà Việt Nam có thể áp dụng để đảm bảo lợi ích về kinh tế và bảo vệ môi trường. Việc đưa ra mục tiêu đạt net-zero vào năm 2050 là một nhiệm vụ cấp bách đối với Chính phủ Nhật Bản. Quốc gia này đã đặt mục tiêu giảm 26% (hoặc hơn)

lượng khí thải vào năm 2030 và đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050. Để đạt được những mục tiêu này cần có những kế hoạch đầy tham vọng để biến năng lượng tái tạo trở thành nguồn điện chính trong hỗn hợp năng lượng địa phương. Tuy nhiên kinh nghiệm này khó có thể áp dụng tại Việt Nam trong điều kiện nguồn vốn và ngân sách Chính phủ còn hạn chế, mức thu nhập thấp nên cần có nhiều thời gian hơn nữa mới có thể kỳ vọng đạt được mục tiêu này.

Việc xây dựng các chính sách về nhiệt và làm nóng với NLTT, bao gồm cả bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời. Theo đó quy định các nhà xây mới có nghĩa vụ phải đặt bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, nhằm thúc đẩy ngành điện mặt trời phát triển.

Từ kinh nghiệm chung và riêng của ba quốc gia nghiên cứu ở trên, có thể rút ra một số vấn đề sau:

Việc đặt ra các mục tiêu NLTT là bước quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu năng lượng, hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tập trung một cách hạn hẹp vào mục tiêu NLTT có thể cản trở tiến độ hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững; các mục tiêu NLTT không phải đích đến cuối cùng mà là phương tiện để đạt được ở tầm lớn hơn các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường hướng đến một thế giới thịnh vượng, lành mạnh và công bằng hơn.

Chuyển đổi cơ chế từ FIT sang các cơ chế bền vững hơn như cơ chế RPS, đấu thầu, đấu giá hay mua bán điện trực tiếp là xu hướng tất yếu nhưng không có nghĩa đem kinh nghiệm và kết quả thành công của quốc gia này sang áp dụng cho quốc gia khác sẽ hiệu quả và phù hợp. Cần có bước đệm chuyển đổi trong chính sách và thực hiện phát triển NLTT phù hợp với điều kiện thực tế, bao gồm cả mục tiêu phát triển trong giai đoạn chuyển đổi.

Mục tiêu, chiến lược, cơ chế chính sách, khung khổ pháp lý và đặc biệt là điều kiện thực tế của mỗi quốc gia sẽ quyết định đến lộ trình, các cơ chế và mô hình chuyển đổi. Mỗi quốc gia đều có lộ trình chuyển đổi, cơ chế riêng và gần như không thể đốt cháy giai đoạn khi chưa đáp ứng các điều kiện tiên quyết. Việc xác định rõ lộ trình, mục tiêu quốc gia, các điều kiện tiên quyết và kế hoạch thực hiện từ ngắn đến dài hạn là điều kiện cần thiết, là cơ sở xây dựng chính sách đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng để thực hiện mục tiêu và kế hoạch. Đồng thời trong quá trình chuyển đổi, phải thực hiện điều chỉnh chính sách để có cơ chế phù hợp với công nghệ, quy mô và mục tiêu phát triển của quốc gia.

Kết luận chƣơng 3

Châu Á điển hình là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều là những quốc gia nghèo tài nguyên nên tiêu dùng năng lượng hóa thạch phụ thuộc tới 90% vào nhập khẩu. Trong khi năng lượng hóa thạch ngày một cạn kiệt, giá cả ngày một tăng, đặc biệt là những tác hại khi sử dụng năng lượng hóa thạch gây ra với sức khỏe con người và môi trường; những hiểm họa từ các nhà máy điện hạt nhân, những ảnh hưởng địa chính trị thì việc các quốc gia không ngừng đưa ra những mục tiêu, chính sách năng lượng phù hợp để chuyển sang phát triển các nguồn NLTT tại đất nước mình là những hành động cấp thiết, kịp thời hướng đến mục tiêu PTKTBV.

Từ kinh nghiệm chính sách phát triển NLTT ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, chúng ta có thể thấy, điều quan trọng là phải có chính sách năng

lượng thật tốt nhằm thúc đẩy ngành NLTT phát triển, như: cho vay vốn, ưu đãi thuế, trợ giá, dễ dàng trong kết nối với lưới điện, xây dựng một thị trường điện NLTT công bằng, minh bạch, chú trọng vào đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ NLTT, ưu tiên phát triển các nguồn NLTT mà đất nước mình có lợi thế, để có thể tận dụng tốt tiềm năng của các nguồn NLTT, nâng cao hiệu suất, giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành, cân bằng lợi ích của người tiêu dùng và quốc gia. Đây là những bài học kinh nghiệm để các quốc gia khác có thể vận dụng linh hoạt, phù hợp với mục tiêu và điều kiện phát triển NLTT của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế bền vững, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, chống BĐKH, phù hợp với xu hướng phát triển chung trên thế giới.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO VÌ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

4.1. Thực trạng phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam

Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc về phát triển kinh tế bền vững

Trong bối cảnh tài nguyên hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và việc sử dụng nó làm gia tăng phát thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường dân đến BĐKH diễn biến khốc liệt trên phạm vi toàn cầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Cùng với đó là những hiểm họa từ nhà máy hạt nhân, những xung đột chính trị giữa các quốc gia dẫn đến khủng hoảng năng lượng thì việc chuyển sang NLTT là xu thế tất yếu, bao trùm trên thế giới được thể hiện trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững.

Ở Việt Nam, nhu cầu năng lượng đã không ngừng tăng lên song song với việc tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua. Đối với nhu cầu năng lượng sơ cấp trong 10 năm qua, giai đoạn 2007-2017, tăng trưởng 14,6%, riêng sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 9,5%. Kết quả dự báo mới nhất do Viện Năng lượng tính toán cho đề án Quy hoạch điện VIII cho thấy, ở kịch bản cơ sở, nhu cầu điện thương phẩm sẽ duy trì mức tăng khoảng 8% trong giai đoạn từ năm 2021 - 2030, dự kiến đạt khoảng 337,5 tỷ kWh vào năm 2025 và đạt khoảng 478,1 tỷ kWh vào năm 2030. Trong khi đó, các nguồn điện năng chủ yếu như nhiệt điện, thủy điện cơ bản đều đã khai thác tối đa hoặc có những giới hạn phát triển dẫn đến sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu như than đá, dầu mỏ, khí đốt, sắp tới là khí hóa lỏng. Theo báo cáo của ngành điện lực, từ sau năm 2012 đã thiếu hụt năng lượng và phải nhập khẩu với khối lượng lớn. Lượng nhập khẩu năm 2015 khoảng 6,27 triệu

TOE (tương đương với 01 tấn dầu), năm 2020 khoảng 24,9 triệu TOE, dự báo đến năm 2030 tăng lên khoảng 62,8 triệu TOE. Nếu không có nguồn cung năng lượng bổ sung để cân đối cung cầu thì tỷ lệ phụ thuộc vào nước ngoài ở thời điểm năm 2030 sẽ là 32,3%.

Bên cạnh đó, tác động của BĐKH dẫn đến khô hạn, hồ thủy điện thiếu nước để sản xuất, một số dự án nhiệt điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh bị chậm tiến độ gây áp lực rất lớn trong việc đảm bảo nguồn cung năng lượng cho phát triển kinh tế bền vững.

Trước bối cảnh quốc tế và trong nước về yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, ngành năng lượng cần phải tìm kiếm nguồn nhiên liệu mới thay thế nhiên liệu hóa thạch. Vì vậy, việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, nhất là điện gió và điện mặt trời nối lưới, điện mặt trời áp mái, điện sinh khối để bổ sung và dần thay thế cho nhiên liệu hóa thạch vừa là một yêu cầu khách quan (do cạn kiệt), vừa là một yêu cầu cấp thiết, là một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm hao tốn tài nguyên đồng thời bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, gia tăng lợi ích kinh tế cho địa phương, doanh nghiệp và phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới đó là phát triển bền vững.

Năng lƣợng mặt trời

Việt Nam là quốc gia nằm gần xích đạo nên có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng mặt trời do có số giờ nắng nhiều, đặc biệt là ở miền Trung và miền Nam có số giờ nắng trung bình là 2.000 - 2.600 giờ/năm, trong khi ở khu vực phía Bắc trong khoảng từ 1.500 - 1.700 giờ/năm. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình hàng ngày ở phía Bắc là 3,69 kWh/m2, ở phía Nam là 5,9 kWh/m2. cường

Một phần của tài liệu Phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở một số quốc gia Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w