B. Theo cơ cấu thời hạn cho vay
2.2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động
❖ Phân theo đối tượng tiền gửi:
Bảng 2.7: Tình hình vốn huy động theo đối tượng tại Agribank Bãi Cháy
Khóa luận tốt nghiệp 37 Học viện tài chính
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
So sánh năm 2018 với năm 2017 So sánh năm 2018 với năm 2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % I.Tổng VTG huy động 337 100 388 100 428 100 51 15,13 40 10,31 1.Tiền gửi dân cư 286 84,87 340 87,63 371 86,69 54 18.9 31 10,84 2.Tiền gửi của TCKT 33 9,8 30 7,73 31 7,24 -3 -9,1 1 3,33 3. Tiền gửi của TCTD 3 0,9 2 0,52 1 0,23 -1 -33,33 -1 -50 4.Tiền gửi kho bạc 15 4,43 16 4,12 25 5,84 1 6,67 9 56,25
(Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD Agribank Bãi Cháy năm 2017 - 2018)
Tính đến năm 2019 tổng VTG huy động đạt 428 tỷ đồng tăng 40 tỷ đồng tương đương 10,31% so với năm 2018 là 388 tỷ đồng. Tương tự năm 2018 đạt 388 tỷ đồng tăng 51 tỷ đồng tương đương 15,13% so với năm 2017.
Cụ thể trong các năm như 2017 huy động được 337 tỷ đồng thì tiền gửi dân cư chiếm tỉ trọng lớn nhất 84,87% tương đương 286 tỷ đồng, còn lại là tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm 9,8% tương đương 33 tỷ đồng, tiền gửi kho bạc chiếm 4,43% tương đương 15 tỷ đồng và tiền gửi của tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 0,9% tương đương 3 tỷ đồng.
Khóa luận tốt nghiệp 38 Học viện tài chính
Năm 2018, huy động được 388 tỷ đồng thì tiền gửi dân cư chiếm tỉ trọng lớn nhất 87,63% tương đương 340 tỷ đồng, còn lại là tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm 7,73% tương đương 30 tỷ đồng, tiền gửi kho bạc chiếm 4,12% tương đương 16 tỷ đồng và tiền gửi của tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 0,52% tương đương 2 tỷ đồng.
Năm 2019, huy động được 428 tỷ đồng thì tiền gửi dân cư chiếm tỉ trọng lớn nhất 86,69% tương đương 371 tỷ đồng, còn lại là tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm 7,24% tương đương 31 tỷ đồng, tiền gửi kho bạc chiếm 5,84% tương đương 25 tỷ đồng và tiền gửi của tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 0,23% tương đương 1 tỷ đồng.
Trong những năm gần đây, Agribank Bãi Cháy tăng tưởng khá mạnh trong việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ đối tượng dân cư. Để đạt điều này là do chi nhánh đã tăng cường trong công tác quảng bá hình ảnh, xây dựng nhiều sản phẩm mới, lãi suất cạnh tranh trên thị trường, dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng được cải thiện từ đó tạo được lòng tin của khách hàng từ nhiều đối tượng đến gửi tiền, ngoài việc giữ chân được những khách hàng cũ thì ngân hàng còn thu hút những khách hàng mới. Vì vậy, chi nhánh Agribank Bãi Cháy cần tiếp tục có những biện pháp đúng đắn và kịp thời để phát huy thế mạnh hiện có của ngân hàng.
Khóa luận tốt nghiệp 39 Học viện tài chính
Bảng 2.8: Tình hình vốn huy động theo kỳ hạn tại Agribank Bãi Cháy
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh năm 2018 với năm 2017 So sánh năm 2019 với năm 2018 Số tiền % Số tiền % I.Tổng vốn tiền gửi huy động 337 388 428 51 15,13 40 10,31 1.Tiền gửi không kỳ hạn 104 114 120 10 9,62 6 5,26 2.Tiền gửi có kỳ hạn 233 274 308 41 17,6 34 12,4
(Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD Agribank Bãi Cháy năm 2017 - 2019)
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng vốn huy động tiền gửi của chi nhánh qua các năm có tăng trưởng nhưng không đồng đều. Năm 2018 đạt 388 tỷ đồng tăng 51 tỷ đồng tương đương 15,13% so với năm 2017 là 337 tỷ đồng. Tương tự năm 2019 đạt 428 tỷ đồng tăng 40 tỷ đồng tương đương 10,31% so với năm 2018.
Từ đó cho thấy việc huy động vốn của chi nhánh diễn ra khá tốt đặc biệt là huy động vốn từ các khoản tiền gửi có kì hạn cụ thể là năm 2018 tiền gửi có kì hạn là 274 tỷ đồng tăng 41 tỷ đồng tương đương 17,6% so với năm 2017 là 233 tỷ đồng. Đến năm 2019, tiền gửi có kì hạn là 308 tỷ đồng tăng 34 tỷ đồng tương đương 12,4% so với năm 2018 là 274 tỷ đồng.
Nguồn vốn huy động có kỳ hạn tăng sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro hoạt động do vốn có kỳ hạn có tính ổn định cao, nên ngân hàng có thể dễ dàng trong việc chủ động nguồn tiền để đưa ra những chương trình cho vay phù
Khóa luận tốt nghiệp 40 Học viện tài chính
hợp, là tiền đề cho hoạt động cấp tín dụng được diễn ra một cách thuận lợi, mặc dù chi phí để huy động nguồn vốn này khá cao. Bên cạnh nguồn tiền huy động có kỳ hạn thì ngân hàng cũng đang tăng trưởng rất tốt nguồn huy động không kỳ hạn. Việc gia tăng huy động từ nguồn này có thể giúp cho ngân hàng giảm được chi phí huy động hơn, tuy nhiên, nguồn này lại không có tính ổn định, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà họ muốn. Do vậy, ngân hàng rất khó trong công tác quản lý, khó có thể đề ra những chương trình cho vay để phù hợp với nguồn vốn huy động này.
❖ Theo loại tiền huy động
Bảng 2.9: Tình hình vốn huy động theo loại tiền tại Agribank Bãi Cháy
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) VNĐ 320 94,96 369 95,10 405 94,63 Ngoại tệ quy đổi 17 5,04 19 4,9 23 5,37
(Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD Agribank Bãi Cháy năm 2017 - 2019)
-Tiền huy động là nội tệ
Năm 2017, huy động vốn là nội tệ là 320 (tỷ đồng), chiếm 94,96% trong tổng số vốn huy động. Đến năm 2018, huy động nội tệ là 369(tỷ đồng) tăng 49 (tỷ đồng) so với năm 2017, ứng với tốc độ tăng 15,31%, tuy nhiên trong tổng cơ cấu vốn huy động thì huy động vốn là nội tệ vẫn tăng lên 95,10%.
Năm 2019, huy động vốn là nội tệ là 405 (tỷ đồng) tăng 36 (tỷ đồng) so với năm 2018, ứng với tốc độ tăng 9,76%, tuy nhiên trong tổng cơ cấu vốn huy động thì huy động vốn là nội tệ giảm còn 94.63%
Khóa luận tốt nghiệp 41 Học viện tài chính
Năm 2017, huy động vốn là ngoại tệ là 17(tỷ đồng), chiếm 5,04% trong tổng số vốn huy động.
Đến năm 2018, huy động vốn là ngoại tệ là 19 (tỷ đồng) tăng 2 (tỷ đồng) so với năm 2017, ứng với tốc độ tăng 11,76%, tuy nhiên trong tổng cơ cấu vốn huy động thì huy động vốn là ngoại tệ giảm còn 4,9%.
Năm 2019, huy động vốn là ngoại tệ là 23 (tỷ đồng) tăng 4 (tỷ đồng) so với năm 2018, ứng với tốc độ tăng 21,05%, tuy nhiên trong tổng cơ cấu vốn huy động thì huy động vốn là ngoại tệ vẫn tăng lên 5,37%
Tóm lại, hoạt động huy động vốn của chi nhánh Agribank Bãi Cháy có mức tăng trưởng khá cao và ổn định. Nhưng bên cạnh đó, bản thân chi nhánh cũng cần phải đảm bảo được hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN, tránh tình trạng phát triển quá nóng của ngân hàng, ngoài ra cũng cần phải có những biện pháp để duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong dân cư.
2.2.3.1 Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn. Chúng ta quan tâm chủ yếu tới chi phí trả lãi thông qua bảng số liệu sau
Khóa luận tốt nghiệp 42 Học viện tài chính
Bảng 2.10: Chi phí trả lãi thực tế tại Agribank Bãi Cháy
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch năm 2017-2018 Chênh lệch năm 2018-2019 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 337 388 428 51 15,13 40 10,31 Chi phí trả lãi thực tế 21 25 28 4 19,05 3 12
Lãi suất huy động bình
quân
6,23% 6,44% 6,54% _ _
(Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD Agribank Bãi Cháy năm 2017 - 2018)
Dựa vào bảng trên ta thấy, chi phí trả lãi thực tế của Agribank Bãi Cháy tăng dần qua các năm, cùng với tổng vốn huy động cũng tăng trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2018, chi phí trả lãi 25 tỷ tăng 4 tỷ tương ứng mức 19,05 % so với năm 2017(21 tỷ). Năm 2019, chi phí trả lãi 28 tỷ tăng 3 tỷ tương ứng 12% so với năm 2018. Sự tăng lên về chi phí trả lãi so với mức tăng tổng vốn huy động như vậy là hợp lý khi mà tổng vốn huy động năm 2018 và năm 2019 có mức tăng lần lượt là 51 tỷ tương ứng 15,13% so với năm 2017 và 40 tỷ tương ứng 10,31% so với năm 2018.
Đồng thời qua bảng ta thấy; Lãi suất huy động bình quân có sự biến động tăng dần qua các năm. Từ 6,23% năm 2017 đến 6,44% năm 2018 và 6,54% năm 2019. Chi phí trả lãi tăng cùng với sự tăng của nguồn vốn huy động về chi nhánh. Cùng với đó là sự biến động gia tăng của lãi suất thị trường do các ngân hàng thương mại nhỏ đua nhau tăng lãi suất do chủ trương thắt chặt tín dụng
Khóa luận tốt nghiệp 43 Học viện tài chính
bất động sản nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của NHNN và việc NHNN thắt chặt cung tiền trong khi nhu cầu vay vốn vẫn tăng cung tiền giảm buộc NHTM phải tăng huy động cũng khiến cho lãi suất thị trường ngân hàng tăng.
❖ Hoạt động sử dụng vốn để cho vay của chi nhánh
Bảng 2.11: Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn giai đoạn 2017-2019 tại Agribank Bãi Cháy
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng vốn
huy động 337 388 428
Vốn huy động ngắn hạn 104 114 120
Vốn huy động trung dài hạn 233 274 308
Tổng dư nợ cho vay 419 495 560
Dư nợ cho vay ngắn hạn 117 142 181
Dư nợ cho vay trung dài hạn 302 353 379
Tổng dư nợ/ tổng vốn huy
động 1,243 1,276 1,308
Dư nợ ngắn hạn/ vốn huy
động ngắn hạn 1,125 1,246 1,508
Dư nợ trung và dài hạn/ vốn
huy động trung và dài hạn 1,296 1,288 1,231
(Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD Agribank Bãi Cháy năm 2017 - 2019)
Dựa vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ tổng dư nợ/ tổng vốn huy động của chi nhánh có sự biến đổi qua các năm từ 2017-2019 và tăng lên 0,065 lần ở năm
Khóa luận tốt nghiệp 44 Học viện tài chính
2019. Nguyên nhân của sự biến động này là do tổng dư nợ và tổng vốn huy động của Agribank Bãi Cháy đều tăng từ năm 2017 đến năm 2019 tuy nhiên năm 2019 có sự tăng mạnh tổng dư nợ cho vay (từ 419 tỷ lên 560 tỷ). Tỷ lệ cho vay ngắn hạn/ vốn huy động ngắn hạn ở ngưỡng hơn 100% cho thấy Agribank Bãi Cháy sử dụng hết nguồn vốn huy động ngắn hạn vào cho vay và các hoạt động khác. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động trung và dài hạn của chi nhánh chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ dư nợ/ vốn huy động đạt tỷ lệ cao (129,6% năm 2017 và 128,8% năm 2018; 123,1% năm 2019). Ngân hàng đã dùng hết nguồn vốn để cho vay thậm chí còn vượt mức. Việc huy động vốn của ngân hàng đã không đáp ứng được nhu cầu cho vay cả về quy mô và cơ cấu. Vậy nên chi nhánh cần có một chính sách thẩm định tín dụng phù hợp để tránh gây ra nợ xấu hay rủi ro không thu được nợ đồng thời đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng.
❖ Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Bảng 2.12 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn của Agribank CN Bãi Cháy 2017-2019
Đơn vị; Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2017- 2018 Năm 2018- 2019 Mức tăng trưởng của nguồn
vốn huy động trong kỳ 51 40
Mức tăng trưởng của tín
dụng và đầu tư trong kỳ 76 65
Hệ số biến động của NVHĐ
so với tín dụng và đầu tư 0.67 0.62
(Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD Agribank Bãi Cháy năm 2017 - 2019)
Qua bảng ta có thể thấy trong cả hai kỳ 2017-2018 và 2018-2019 thì hệ số biến động của NVHĐ của Agribank Bãi Cháy lần lượt là 0,67 và 0,62 đều nhỏ
Khóa luận tốt nghiệp 45 Học viện tài chính
hơn 1. Chứng tỏ rằng hiệu quả hoạt động huy động vốn của Agribank Bãi Cháy chưa tốt, không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Nguyên nhân có thể là do ngân hàng đã cho vay nhiều hơn so với số vốn huy động được làm thiếu vốn. Ngân hàng cần phải có biện pháp tăng cường huy động vốn, bên cạnh đó cũng phải kiểm tra dự trữ thanh khoản của Ngân hàng để tránh rủi ro thiếu vốn khả dụng.