Điều chỉnh lãi suất hợp lý cho từng thời kỳ, theo sát biến động kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn (Trang 63 - 64)

B. Theo cơ cấu thời hạn cho vay

3.2.2. Điều chỉnh lãi suất hợp lý cho từng thời kỳ, theo sát biến động kinh tế thị trường

tế thị trường

Chiến lược kinh doanh là yếu tố không thể thiếu của mỗi ngân hàng, trong đó chiến lược kinh doanh về lãi suất là bộ phận không thể thiếu. Mọi biến động về lãi suất đều có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng, vì vậy việc xây dựng chính sách lãi suất hợp lý là cần thiết.

Việc áp dụng một mức lãi suất phân biệt giữa các loại hình tiền gửi luôn cần thiết đối với mọi ngân hàng. Lãi suất trung, dài hạn phải cao hơn đáng kể so với lãi suất tiền gửi ngắn hạn để khuyến khích việc gửi tiền lâu dài. Sự khác biệt phải đủ lớn để người gửi tiền nhận biết rõ về quyền lợi kinh tế khi lựa chọn mỗi loại hình huy động. Công tác huy động vốn đạt hiệu quả sẽ tạo điều kiện phát triển cho hoạt động cho vay và các hoạt động đầu tư khác của ngân hàng. Agribank Bãi Cháy tiếp tục áp dụng lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trường để tối đa hoá nguồn vốn. Quan tâm tới lãi suất cạnh tranh của các ngân hàng khác để thay đổi linh hoạt nhưng vẫn phải tính toán được chi phí hợp lý bảo đảm nguồn tài chính của chi nhánh. Mặt khác thực hiện đồng thời chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp tương ứng với chính sách lãi suất của mình. Lãi suất ưu đãi được áp dụng với các khách hàng lớn, khách hàng thường xuyên giao dịch, khách hàng gửi số tiền lớn, thời gian dài,… Ngoài ra, có thể nhận được từ chi nhánh lãi suất thoả thuận hoặc miễn phí dịch vụ nếu có giao dịch ở mức độ cho phép hoặc chi nhánh có thể áp dụng một số hình thức khác như tặng quà nhân dịp lễ tết, kỷ niệm thành lập doanh nghiệp, ngày sinh nhật,… Thực hiện việc áp dụng chính sách lãi suất cạnh tranh, linh hoạt có thể làm tăng chi phí nguồn vốn nhưng kết quả thu được là quy mô nguồn vốn tăng trưởng, cơ cấu vốn hợp lý, gia tăng sự ổn định, hạn chế rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.

Khóa luận tốt nghiệp 55 Học viện tài chính 3.2.3. Nâng cao uy tín, thương hiệu của ngân hàng

Uy tín, danh tiếng hay thương hiệu là những giá trị thuộc nguồn lực vô hình song nó lại có giá trị rất lớn trong việc tạo nên sức cạnh tranh cho các NHTM.

Cần phát huy hiệu quả của công tác tuyên truyền quảng bá về ngân hàng cũng như chi nhánh thông qua báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, thông báo bằng biểu ngữ, gửi thông báo cho khách hàng có quan hệ thường xuyên, thiết kế những thư mời thật bắt mắt sao cho khách hàng không thể bỏ qua và gửi tới khách hàng,… Việc tuyên truyền quảng cáo phải toát lên được thế mạnh của chi nhánh, trách nhiệm của chi nhánh, sự an toàn có hiệu quả của các khoản tiền gửi, tiền vay hoặc cung ứng các sản phẩm mới tạo cho người xem hoặc nghe một ấn tượng tốt. Song song với quảng cáo là khuyến mại sẽ tạo sự thích thú cho khách hàng.

Một nhân tố cực kỳ quan trọng tạo nên uy tín của một ngân hàng là đội ngũ cán bộ nhân viên. Thái độ của cán bộ, nhân viên, đặc biệt là các cán bộ nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng phải có thái độ nhiệt tình, vui vẻ, lịch sự, tận tâm, sẵn sàng phục vụ những khách hàng khó tính nhất, ứng xử nhanh nhạy được với các tình huống xảy ra. Do đó chi nhánh luôn phải chú trọng tới việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như phong cách phục vụ cho cán bộ nhân viên chi nhánh, có các hình thức khen thưởng kỷ luật kịp thời.

Tạo uy tín sẽ tạo đà cho chi nhánh không những phát triển ở trong nước mà còn phát triển hoạt động của mình trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)