Giải quyết những mâu thuẫn giữa người lao động trong Công ty.

Một phần của tài liệu vận dụng phép biện chứng duy vật trong quản trị nhân sự tại công ty cổ phần thuận lợi (Trang 31 - 33)

b) Nhược điểm:

2.5.5 Giải quyết những mâu thuẫn giữa người lao động trong Công ty.

Trong môi trường làm việc phức tạp với nhiều kiểu nhân viên, loại công việc, chức năng công việc, quan điểm hay mục tiêu làm việc khác nhau, khả năng phát sinh mâu thuẫn, xung đột giữa các nhân viên, giữa nhân viên và người quản trị hay giữa những người quản trị với nhau và các đối tác là điều không tránh khỏi. Mâu thuẫn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển của tổ chức theo dạng trung hòa khi công việc vẫn được thực hiện như đã vạch ra. Tuy nhiên, trong trường hợp này nhân viên không có tiếng nói chung khi làm việc và điều này sẽ dẫn đến những rạn nứt quan hệ theo thời gian, hoặc xung đột mạnh mẽ sẽ gây hại cho tổ chức, tạo cơ hội thuận lợi cho đối thủ hoặc các cá nhân khác trục lợi trong tình hình này. Nói chung, mâu thuẫn có hai loại:

+ Mâu thuẫn cá nhân bắt nguồn từ sự khác nhau về tính tình cá nhân.

Đôi khi mâu thuẫn do tính chất công việc lại có lợi cho công ty khi các ý kiến khác nhau sẽ giúp cho tổ chức có thể đưa ra một chiến lược giải quyết phù hợp. Ngược lại, mâu thuẫn do xích mích cá nhân hầu như luôn đem lại hiệu quả tiêu cực vì các cá nhân không công nhận và đánh giá cao hay tôn trọng giá trị của bên kia. Vì ngại phải đương đầu với khó khăn hoặc bị chỉ trích gay gắt, một số cá nhân không muốn người khác biết được mình đang có xung đột với nhân viên khác và họ thường che giấu điều này. Thông thường, có năm loại mâu thuẫn ở nơi làm việc như sau:

+ Nhân viên có nhận thức tiêu cực về những sự thay đổi trong phương pháp, điều kiện làm việc và các cơ hội phát triển nghề nghiệp.

+ Nhân viên có mâu thuẫn do sự phân biệt về phân công lao động và trách nhiệm công việc.

+ Một số nhân viên có mâu thuẫn ở công sở do bị quấy rối tình dục và tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

+ Mâu thuẫn cũng xuất phát từ những sự khác biệt về tính tình cá nhân, giá trị cá nhân hay thậm chí do tình trạng ức hiếp hoặc đe dọa của người đi trước với nhân viên mới.

+ Ngoài ra, một số mâu thuẫn trong cơ quan xuất phát từ sự mất cân bằng giữa công việc và gia đình khi một cá nhân phải đảm đương nhiều vai trò trong gia đình, nơi làm việc và xã hội. Ghen tị, tranh cãi, chứng tỏ quyền lực và vai trò quan trọng của nhân viên cũng thường xuyên gây ra các mâu thuẫn dẫn đến những rạn nứt nội bộ.

Mâu thuẫn luôn gắn liền với cảm xúc, nhận thức và hành động. Mức độ biểu lộ cảm xúc có thể gia tăng hoặc giảm xuống trong suốt tiến trình xảy ra xung đột, và nó có thể được biểu hiện ra ngoài hoặc chỉ tồn tại trong tình cảm cá nhân. Các mâu thuẫn đều có liên quan đến quan hệ và vì vậy việc phục hồi quan hệ sau xung đột cũng là một vấn đề rất quan trọng cho lãnh đạo, đặc biệt là đối với những ai có tự ái cao và không muốn bị “mất mặt” trước công chúng.

Theo Zachary và Kuzuhara (2005) đã đề nghị lãnh đạo có thể áp dụng các cách quản lý sau để dung hòa các mâu thuẫn:

- Nếu mâu thuẫn đó không đáng kể trong khi tổ chức phải đối mặt với những vấn đề quan trọng hơn thì nhà quản trị có thể tránh né hoặc bỏ mặc những mâu thuẫn nhỏ này để cá nhân tự giải quyết.

- Nếu mâu thuẫn ảnh hưởng đến công việc, lãnh đạo nên sử dụng cách giải quyết cùng hợp tác để tìm ra hướng đi cùng có lợi và thỏa mãn được nhu cầu của hai bên. Việc nhận ra và dung hòa các giá trị cá nhân của hai bên là mấu chốt của cách giải quyết này.

- Khi phải đối phó với những vấn đề phức tạp, quan trọng và không có cách giải quyết rõ ràng hay đơn giản vì các bên đều nắm giữ quyền lực như nhau và khăng khăng giữ ý kiến của mình, nhà quản trị có thể sử dụng phương pháp thỏa hiệp, thuyết phục mỗi bên hy sinh một phần mục đích của họ để đạt được một thỏa ước nhất định, và điều này chỉ thực hiện được khi họ không bị áp lực về thời gian.

- Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà quản trị cũng có thời gian để ngồi lắng nghe các ý kiến tranh cãi, đây là lúc phải đưa ra quyết định mang tính cưỡng ép dựa vào quyền lực của mình hay tham khảo ý kiến của một bên. Hướng giải quyết này trở nên phù hợp khi nhân viên có những tranh cãi do sự khác biệt cá nhân hoặc khi nhân viên không muốn cạnh tranh trong khi công việc đòi hỏi phải được thực hiện nhanh chóng.

Một phần của tài liệu vận dụng phép biện chứng duy vật trong quản trị nhân sự tại công ty cổ phần thuận lợi (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w