Trạng thái tâm lý của người nhân viên đều xuất phát từ những điều kiện khách quan.

Một phần của tài liệu vận dụng phép biện chứng duy vật trong quản trị nhân sự tại công ty cổ phần thuận lợi (Trang 27 - 30)

b) Nhược điểm:

2.5.2 Trạng thái tâm lý của người nhân viên đều xuất phát từ những điều kiện khách quan.

Nghiên cứu những động cơ tâm lý thuộc hành vi của con người trong quá trình sản xuất, trong quan hệ tập thể và đặc biệt là các vấn đề về hợp tác - xung đột trong quá trình này (những yếu tố mà các trường phái khác chưa hoặc không xét đến), giúp nhà quản trị có thể giải quyết được những mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và người lao động; giữa những người lao động với nhau; và của cả Công ty với các yếu tố bên ngoài.

Ví dụ như đối với những nhân viên nữ đã có gia đình và con nhỏ thì nhà quản trị cần quan tâm đến trạng thái tâm lý của họ như họ không thích đi công tác xa, hay sự gò ép trong thời gian,… theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng chính sự tồn tại của xã hội quyết định ý thức xã hội. Vậy những điều kiện vật chất của họ là chìa khóa để giải thích nguồn gốc trạng thái tâm lý đó. Trong thực tế ta thấy hoàn cảnh làm việc của người lao động ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý và chất lượng sản phẩm của Công ty, chính trạng thái đó mà người lao động sẽ tác động ngược lại hoặc kìm hãm hoặc thúc đẩy Công ty phát triển.

Theo Lênin “ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan” chính vì vậy người quản lý phải biết quan tâm đến những điều kiện nào cần thiết làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người lao động, chẳng hạn như:

+ Thứ nhất chọn người làm việc hợp với sở thích, sức khỏe của họ ví dụ như nhân viên làm kế toán thì không nên giao làm nhân viên kinh doanh hoặc ngược lại vì không hợp với sở thích của họ.

+ Thứ hai là phải chú ý đến sự đào tạo tại chỗ, hoặc bố trí cho nhân viên được học thêm như tạo điều kiện cho nhân viên học thêm để nâng cao tay nghề ví dụ như nhân viên đi học cao học vào thứ bảy, chủ nhật thì tạo điều kiện bằng cách không xếp lịch làm việc vào 2 ngày đó để nhân viên tập trung cho việc học điều này làm tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với Công ty.

+ Thứ ba yếu tố không kém phần quan trọng mà các nhà quản lý cần lưu ý đó là sự chăm sóc của mình đối với nhân viên như hỏi han, quý mến, quan tâm chăm sóc đời sống của họ tạo sự tích cực với công việc của họ, dù gặp điều kiện không thuận lợi họ cũng sẽ cố gắng giúp Công ty vượt qua và mang lại hiệu quả công việc cao. Ví dụ như khi họ ốm đau thì nhà quản lý quan tâm tạo điều kiện cho họ trong việc điều trị bệnh

hay khi họ gặp khó khăn về tài chính thì có những chính sách hỗ trợ lúc khó khăn, ….tạo sự đòan kết và tích cực hơn trong công việc.

Động cơ làm việc là thái độ cá nhân sẵn lòng và tích cực thực hiện một công tác để đạt được mục tiêu đề ra vì hành động này thỏa mãn được một nhu cầu nào đấy mà cá nhân đó cảm thấy có giá trị đối với mình. Khi có động lực làm việc cao, cá nhân thường có khuynh hướng cảm thấy cần phải đạt được thành công, cảm giác tự tin và mong muốn được học hỏi để hoàn thiện các kỹ năng của mình. Đây chính là động lực nội tại thúc giục cá nhân thực hiện được công tác tốt và hiệu quả hơn.

Động cơ làm việc thật ra là nguồn lực có thể xuất phát từ bản thân nhân viên hoặc do tác động của các yếu tố bên ngoài, nhưng nó được xem như là một nhân tố xúc tác khiến cho tính hiệu quả trong công tác có thể được tối đa hóa. Thông thường động lực làm việc có các đặc điểm chủ yếu sau:

+ Động lực làm việc được thúc đẩy do nhu cầu hòa hợp vào nhóm khi cá nhân mong muốn được tập thể và cá nhân khác trong tổ chức công nhận và đánh giá cao các đóng góp của mình cho sự phát triển chung. Loại động lực này sẽ giúp cá nhân nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các quy định của tổ chức, quy trình thực thi công việc, hoàn thành được các chỉ tiêu công việc đã được giao, tạo ra nhiều sự sáng tạo trong công việc để được cấp trên và cá nhân khác công nhận.

+ Động lực làm việc mang tính chất như một công cụ để giúp cá nhân đạt được những khát khao của bản thân về vật chất (tiền thưởng, tiền lương, các kỳ nghỉ,...) cũng như tinh thần (sự khen ngợi, kính trọng, ....). Các nhu cầu này được xem như là mục đích và điểm đến của các hoạt động cá nhân.

+ Động lực làm việc được thúc đẩy do nhu cầu cần sự an toàn thể chất và công việc giúp cá nhân phấn đấu hoàn thành được các công tác được phân công để không bị khiển trách, kỷ luật, sa thải hay giáng chức. Thông thường loại động lực này xuất hiện ở những nhân viên có thái độ làm việc thụ động.

+ Động lực tác động từ các yếu tố bên ngoài như các quy định, quy chế của tổ chức (luật lao động,...), sự bắt buộc của người thân hay tác động từ bạn bè. Các ảnh hưởng này sẽ trực tiếp và gián tiếp kích thích nhân viên thực hiện các công tác được giao để đạt được mục tiêu do mình hoặc người khác đề ra.

dân tộc) nền tảng giáo dục và tính cách cá nhân. Ví dụ như những cá nhân được đào tạo có trình độ cao nhưng không được cấp trên sử dụng đúng chuyên môn và bị phân công những công tác không phù hợp, khiến họ không hoàn thành tốt công tác được giao như những đồng nghiệp khác không có cùng trình độ và thường cảm thấy chán nản hoặc không còn muốn làm việc ở tổ chức đó nữa.

Các động lực này có thể được sử dụng như một công cụ trong quá trình đạt được mục tiêu. Chúng tác động tương tác qua lại để tạo thành những động cơ khác nhau. Vì vậy, nhiệm vụ của lãnh đạo là phải nhận dạng được các loại động cơ, tìm cách để thỏa mãn và tăng cường động lực làm việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu vận dụng phép biện chứng duy vật trong quản trị nhân sự tại công ty cổ phần thuận lợi (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w