Giải pháp về phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương

Một phần của tài liệu Đề tài: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà thành phố Hải Phòng pps (Trang 73 - 75)

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐẢO CÁT BÀ

3.4. Giải pháp về phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương

Cộng đồng cư dân đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch của địa phương. Nếu không có sự tham gia của cộng đồng địa phương thì hoạt động du lịch khó lòng mà diễn ra được, nhất là đối với hoạt động du lịch cộng đồng thì sự tham gia của cộng đồng địa phương lại là yếu tố quyết định việc hình thành và tạo nên thành công cho loại hình du lịch này. Do vậy, việc khai thác các giá trị văn hóa không chỉ hướng tới lợi ích của các doanh nghiệp lữ hành, mà còn phải tính đến lợi ích của cộng đồng dân cư tại điểm du lịch. Điều đó có nghĩa là phải huy động cộng đồng dân cư bản địa tham gia vào hoạt động du lịch và bảo tồn các giá trị văn hoá của địa phương. Vì vậy lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch là một việc làm hết sức cần thiết.

Cát Bà là một trong những điểm du lịch đặc thù của Hải Phòng do có tuyến tham quan hang động bằng đường thuỷ. Các điểm du lịch tại Cát Bà cách nhau khá xa mà phương tiện vận chuyển lại không thể thiếu các phương tiện thủy. Dù không nhiều nhưng tại Cát Bà cũng có một lượng nhỏ các thuyền do người dân điều khiển. Các phương tiện này thường chỉ chở được tư 5 đến 7 khách nên đối tượng khách của họ thường chỉ là những khách đi lẻ, muốn có không gian riêng khi thăm cảnh non nước Cát Bà và những khách có khả năng chi trả không cao. Tuy nhiên, những người dân lại gần như không nhận được hỗ trợ tư phía các cơ quan để nâng cấp phương tiện cũng như hỗ trợ trong việc đón và vận chuyển khách. Vì vậy, huyện cần có những biện pháp hỗ trợ và giúp đỡ các chủ phương tiện này, tạo điều kiện để họ có thể đón khách, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời nên có những chính sách ưu đãi hợp lý trong việc khuyến khích người dân địa phương tham gia vào việc cung cấp các dịch vu phuc vu nhu cầu của du khách.

Bên cạnh đó, việc thu các phí dịch vu của khách cũng nên để lại cho ban quản lý các xã thu vào ngân sách địa phương góp phần chỉ đạo công tác giữ gìn an ninh trật tự chính trị, an toàn xã hội và công tác giữ gìn cảnh quan môi trường, giữ gìn nguồn

tài nguyên của địa phương, đồng thời cũng đầu tư cho cơ sở vật chất du lịch của địa phương. Tư đó, khuyến khích hơn nữa sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch tư những lợi ích mà họ có thể thấy được tư hoạt động du lịch cộng đồng.

Huyện Cát Hải cũng cần xây dựng các chương trình du lịch có tính giáo duc về các giá trị đặc trưng của đảo và về những giá trị văn hóa của địa phương để ngày càng nâng cao tri thức và lòng tôn trọng của người dân địa phương đối với các di sản của họ, khuyến khích các hộ gia đình quan tâm đến việc chăm nom và bảo vệ các di tích ở địa phương mình cũng như những nét văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc mình.

Và điều quan trọng là để có thể lôi kéo được cộng đồng cư dân địa phương vào phát triển du lịch thì một vấn đề cần được quan tâm đó là các cấp quản lý khi xây dựng các đề án phát triển thì nên tham khảo ý kiến của nhân dân, cho họ quyền làm chủ, để có được sự đồng thuận của họ. Bởi nhân dân mới là những người biết họ muốn gì? Và cần gì? Cho cuộc sống của mình, nhất là đối với du lịch cộng đồng thì sự tham gia góp ý kiến của người dân lại càng trở nên cần thiết để phát triển bền vững về mọi mặt cho đời sống nhân dân cũng như cho địa phương. Khi có được sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương vào phát triển du lịch thì sẽ hạn chế được phần nào những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch mang lại cho đời sống văn hoá – xã hội của cư dân địa phương, đồng thời thúc đẩy cho hoạt động du lịch ngày càng đạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Đề tài: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà thành phố Hải Phòng pps (Trang 73 - 75)