DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐẢO CÁT BÀ 2.1 Tiềm năng du lịch đảo Cát Bà
2.2.1. Sự cần thiết của mô hình du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà.
Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng là hình thức du lịch đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành và có hiệu quá cao như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Malaysia, Thái Lan,... là hình thức du lịch phát huy lợi thế về tài nguyên tự nhiên, nhân văn của một quốc gia dựa trên sự phát triển kinh tế xã hội mang nặng bản sắc văn hóa dân tộc
Ở nước ta cũng đã có nhiều nơi hoạt động du lịch này đạt hiệu quả cao: Hòa Bình, Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu và đồng bằng Sông Cửu Long.
Đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải nằm ở phía Bắc thành phố Hải Phòng có vị trí đặc thù và tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú đã được xác định là trung tâm du lịch của Hải Phòng. Địa hình Cát Bà được hình thành tư những dãy núi đá vôi với độ cao trung bình là 150m so với mặt nước biển, tạo ra những hang động kỳ thú xen kẽ những bãi biển tuyệt đẹp, những cánh rưng nguyên sinh đa dạng hệ sinh thái tạo nên vườn quốc gia Cát Bà 15.200 ha trong đó 9.800 ha là rưng và 5.400 ha là biển đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Những cảnh quan và tài nguyên trên đảo Cát Bà thực sự là địa điểm để phát triển du lịch của Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung.
Thực tế, trong những năm qua, với sự quan tâm của Nhà nước và thành phố Hải Phòng, cùng với sự cố gắng nỗ lực của chính quyền và nhân dân huyện đảo Cát Hải nói chung, đảo Cát Bà nói riêng, kinh tế du lịch đã giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện Cát Hải. Tốc độ phát triển du lịch hàng năm đều đạt trên 30%.
Các chỉ tiêu du lịch cơ bản của Cát Bà 5 năm 2005 – 2009
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 2009 Lượt khách du lịch Lượt 435.000 500.000 729.000 760.000 1.005.000 Khách quốc tế Lượt 122.000 171.000 224.000 250.000 286.200 Khách nội địa Lượt 313.000 329.000 505.000 510.000 718.800 Tổng doanh thu Tỷ đồng 75 104,5 170 212,5 335,4
Nguồn: Phòng Nghiệp vu du lịch – Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hải Phòng
Riêng các cơ sở kinh doanh lưu trú, nếu như năm 2003, Cát Bà mới có 74 cơ sở thì đến năm 2007, con số đó đã tăng lên 105 cơ sở. Hiện nay, Cát Bà có thể đáp ứng 5.000 chỗ cho khách du lịch mỗi ngày.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch mới chỉ tập trung tại khu vực thị trấn Cát Bà nên đã tạo ra sự mâu thuẫn cần phải được giải quyết kịp thời đó là: việc xây dựng các cơ sở kinh doanh du lịch và khả năng tiếp nhận khách vào các mùa trong năm.
- Mùa du lịch (mùa hè) vào các tháng 4, 5, 6, 7, 8 không đáp ứng được nhu cầu của khách, đặc biệt là các ngày lễ và thứ bảy, chủ nhật.
- Mùa đông vào các tháng 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3 thì các cơ sở kinh doanh lại có công suất thấp do lượng khách ít.
Mặt khác, tuy tài nguyên du lịch phong phú song sản phẩm du lịch lại nghèo nàn, chủ yếu là loại hình du lịch sinh thái, tắm biển, thăm vịnh, thăm vượn quốc gia, dựa trên khai thác các điều kiện tự nhiên sẵn có, chưa được đầu tư nhiều, việc tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ chưa thích ứng gây nên sự quá tải vào mùa hè đã làm cho giá cả dịch vu tăng cao, môi trường đang có nguy cơ bị xâm hại và hiệu quả kinh tế thấp vào mùa đông. Để khắc phuc tình trạng trên với muc tiêu đưa hòn đảo Cát Bà trở thành hòn đảo du lịch, khai thác và quản lý tốt các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của đảo để kinh tế du lịch trở thành kinh tế chủ yếu, tạo điều kiện xóa đói, giảm nghèo, tăng sự hấp dẫn đối với khách du lịch thì phải xã hội hóa phát triển du lịch trên toàn đảo. Du lịch cộng đồng là loại hình được chọn để đạt được những muc tiêu trên. Phát triển du lịch cộng đồng với muc đích:
- Làm phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch dựa trên các tài nguyên du lịch của đảo.
- Khai thác các mảng tài nguyên du lịch văn hóa, phong tuc tập quán, các sản phẩm của cộng đồng dân cứ với các nghề trồng, khai thác rưng, các miệt vườn trái cây nhiệt đới, các sản vật nuôi trồng, đánh bắt hải sản...
- Thu hút các nguồn vốn và lao động cộng đồng của đảo vào hoạt động du lịch - Mở rộng hoạt động du lịch để tăng việc làm, tăng nguồn thu cho người dân trên cơ sở đó mà tổ chức tốt việc bảo vệ môi trường để phát triển du lịch một cách bền vững.
2.2.2. Tiềm năng du lịch và các điều kiện để xây dựng mô hình du lịch cộngđồng tại bốn xã: Xuân Đám, Trân Châu, Hiền Hào và Việt Hải. đồng tại bốn xã: Xuân Đám, Trân Châu, Hiền Hào và Việt Hải.
• Tiềm năng du lịch và những điều kiện thuận lợi
Mô hình du lịch cộng đồng ở Cát Bà – Cát Hải đã được hình thành và xây dựng điểm ở ba xã gần thị trấn do tổ chức FFI (Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế) hỗ trợ trong thời gian tư năm 2005 – 2007 nhưng chưa hoàn thiện và chưa đạt hiệu quả cao.
Đây là những điểm du lịch cách thị trấn tư 10 – 15 km chứa đựng đầy đủ các yếu tố tiềm năng du lịch của Cát Bà với các nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, trồng rau xanh để cung cấp cho đảo, các loại cây nhiệt đới như hoa hồng, na, chuối, nhãn, vải và các nghề nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ong lấy mật, khai thác đánh bắt thủy sản với tập hợp dân cư nhỏ được bố trí xen kẽ các đồi rưng, thung lũng, tạo nên cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn có môi trường thiên nhiên hoang sơ trong lành không bị ảnh hưởng tác hại của các ngành sản xuất độc hại cũng như khí thải của các khu công nghiệp.
Điều rất thuận lợi cho cả ba điểm du lịch này là đều có hệ thống giao thông thuận lợi vào tận các gia đình, các loại xe du lịch dưới 30 chỗ có thể tiếp cận dễ dàng với các điểm du lịch này, thuận tiện để dẫn khách tham quan vườn quốc gia và các hang động trên đảo như hang Quân Y, động Trung Trang, hang ma, hang Giếng Tiên, hang Vọng Gác và cũng là những nơi rất gần để tổ chức cho khách xuống thuyền thăm vịnh Lan Hạ hoặc tắm trên những bãi cát nhỏ của đảo.
Một điều không thể thiếu được và cũng rất cần cho hoạt động du lịch cộng đồng là vấn đề an ninh xã hội do tập hợp dân cư nhỏ lại sống trong các đồi, thung lũng trong rưng nên vấn đề an ninh chủ yếu được thiết lập bằng sự đoàn kết đùm bọc trong
hương ước quy ước của cộng đồng: các cộng đồng dân cư ở đây không có chỗ cho các tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy, cướp giật hoặc gây mất trật tự trị an.
Các đặc sản của những điểm du lịch này chủ yếu là những sản vật được sản xuất tại chỗ dựa trên điều kiện tự nhiên của rưng cà biển nhưng ít nhiều cũng mang đậm bản sắc địa phương của đảo như:
- Hoa quả nhiệt đới: vải, nhãn, na, hồng, chuối, cam,... - Rau xanh các loại do trồng trọt và lấy tư rưng
- Các loại hải sản như: ngao, tu hài, cua, ốc, cá biển, sứa,...
- Các động vật tự sản như: ong mật tư hoa rưng, gà, vịt, ngan,... đặc biệt là gà Liên Minh, một loại gia cầm quý hiếm, nổi tiếng mà những nơi khác không có được (hiện loài này đã được đưa vào danh sách bảo tồn và phát triển).
Về cơ sở hạ tầng: tại các điểm dân cư này đều được xây dựng tương đối tốt như giao thông liên xã, liên thôn, liên nhà, các cum dân cư đều có trọm y tế, nhà văn hóa cũng như các trường học. Diện tích đất cho các gia đình lớn, có nhiều gia đình diện tích tới vài ha cây ăn quả có thể xây dựng nhà miệt vườn theo kiểu đồng bằng Sông Cửu Long.
Với những điều kiện thuận lợi trên cùng với vị trí nằm trong các vùng dân của khu sự trữ sinh quyển thế giới trong quần đảo Cát Bà, các điểm này có thể tổ chức hình thức du lịch cộng đồng làm phong phú thêm cho hình thức du lịch trên đảo, cũng như có thể níu chân du khách lưu lại trên đảo nhiều ngày, hấp dẫn khách dàn đều vào các tháng trong năm, giảm bớt sự tập trung vào mùa hè và làm sôi động lại mùa đông.
• Những khó khăn khi xây dựng mô hình du lịch cộng đồng
Trước hết, những xã thuộc đảo Cát Bà nói chung và 4 xã: Hiền Hào, Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải nói riêng trình độ dân trí còn hạn chế, kinh tế chậm phát triển,
vẫn còn nhiều hộ nghèo. Do vậy, các điều kiện vệ sinh, cơ sở vật chất của những hộ gia đình đón khách, các lao động thường ở trình độ thấp, khó khăn cho việc tiếp cận, giao lưu, đặc biệt là với khách du lịch nước ngoài.
Tính cộng đồng trong sinh hoạt và tính xã hội trong sản xuất kinh doanh dịch vu vẫn còn hạn chế, mang dáng dấp người Việt Nam thời phong kiến là sản xuất nhỏ, tự sản, tự tiêu.
Công tác vệ sinh môi trường còn nhiều điều bất cập như vệ sinh lương thực, thực phẩm, vệ sinh sinh hoạt (các hệ thống cấp nước sạch, xử lý nước thải, nhà vệ sinh tự hoại, vệ sinh tại nơi nuôi gia súc, gia cầm), các loại còn tập trung gây hại đến đời sống con người do tự nhiên mang lại như muỗi, gián, mối, mọt, rắn, rết,...
Bên cạnh đó, cơ chế về việc cho khách lưu trú qua đêm tại địa phương chưa được đồng bộ do sự quản lý chồng chéo giữa Vườn quốc gia Cát Bà với địa phương. Chưa có cơ chế mở về vay vốn đầu tư trong khi tiềm lực kinh tế của đại bộ phận dân cư còn thấp.
Những vấn đề trên cần được quan tâm hỗ trợ của chính quyền các cấp cũng như của Nhà nước trong việc giáo duc, đào tạo, hỗ trợ ban đầu cũng như bằng kết quả hoạt động du lịch cộng đồng để tái tạo, nâng cấp khắc phuc.