Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phân bổ không đúng các nguồn lực, tái phân bổ và tăng trưởng năng suất tại các doanh nghiệp ngành chế tác Việt Nam (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng sử dụng dữ liệu cấp doanh nghiệp ngành chế biến, chế

tạo (ngành chế biến, chế tạo) từ cuộc khảo sát hàng năm Doanh nghiệp của Tổng cục thống kê của Việt Nam (GSO) từ năm 2000 để cung cấp cho các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách với toàn diện thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam. Những dữ liệu được Tổng cục thống kê khảo sát bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Các cuộc khảo sát bao gồm tất cả các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp sở hữu nước ngoài không giới hạn bất cứ ngưỡng kích thước nào. Ngành chế biến, chế tạo hay gồm 22 ngành công nghiệp nhỏ được phân loại theo mã ngành công nghiệp (VSIC) bao gồm sản xuất thực phẩm và đồ uống; thuốc lá và thuốc lào; sợi và dệt vải; hàng may mặc, quần áo và nhuộm lông; da giày, gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, giấy và sản phẩm từ giấy; than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế, giường tủ bàn ghế…

Các biến chính được sử dụng là mã ngành công nghiệp được phân loại tiêu chuẩn Việt Nam 2 chữ số (VSIC), mã số thuế, tỉnh thành, loại hình sở hữu, giá trị

gia tăng, lao động và kho vốn… Kho vốn là tổng số tài sản cố định được ghi ở cuối mỗi năm. Cả tiền lương và kho vốn, các đầu vào và đầu ra đã được giảm phát. Trong nghiên cứu này, giá trị gia tăng không có sẵn và cần được tính toán từ các thành phần liên quan. Giá trị gia tăng (VA) được tính bằng hiệu tổng sản lượng với các đầu vào trung gian. Nhưng dữ liệu về các chi phí sản xuất dùng để tính các đầu vào trung gian lại không có sẵn trong bộ dữ liệu. Tuy nhiên theo tổng cục thống kê, giá trị gia tăng được xác định bằng tổng của hai thành phần là: (i) thu nhập người lao động và (ii) chi phí thuê vốn. Vì vậy, trong nghiên cứu này, giá trị gia tăng sẽ được đo lường dựa trên cách tiếp cận nhân tố thu nhập, phương pháp xác định thu nhập của lao động và vốn một cách riêng biệt. Phương pháp nghiên cứu để tính toán phân bổ sai nguồn lực áp dụng theo Hsieh và Klenow (2009) giả định độ co giãn thay thế σ bằng 3 và R là 10% (gồm một tỷ lệ khấu hao 5% và tỷ lệ lãi suất 5%).

37

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phân bổ không đúng các nguồn lực, tái phân bổ và tăng trưởng năng suất tại các doanh nghiệp ngành chế tác Việt Nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)