CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2.2 Giải pháp cho các cơ quan quản lý và các tỉnh thành
Động lực cho tăng trưởng kinh tế rất cần có sự đóng góp lớn từ các công ty khởi nghiệp, cải thiện năng suất từ các công ty sống sót và các doanh nghiệp năng suất
89
thấp buộc phải rời khỏi thị trường. Do vậy, các bộ ban ngành cần tiếp tục có hỗ trợđầu tưđồng bộ về cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện thị trường tín dụng, thị trường kinh doanh để các doanh nghiệp mới có thể gia nhập, phát triển trên thị trường đồng thời không nên can thiệp khi doanh nghiệp có năng suất thấp phải rời bỏ thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh của các nhóm công ty còn lại cũng như duy trì tăng trưởng năng suất. Các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện một số biện pháp thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp như thu hút vốn FDI chọn lọc, lựa chọn nhà đầu tư, các dự án có uy tín và lâu dài để tăng lượng vốn đầu tư mà vẫn bảo vệ nên công nghiệp trong nước còn non trẻ và hướng tới phát triển bền vững. Việc giảm thuế là cần thiết để gia tăng đầu tư và cải thiện mức độ cạnh tranh trong ngành, khuyến khích các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường và đồng thời buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường phải nỗ lực đổi mới. Để có tăng trưởng năng suất gộp của cả khu vực, việc minh bạch chính sách thuế giúp đảm bảo lợi ích giữa các khu vực kinh tế trong bối cảnh mức phân bổ sai theo biến dạng đầu vào và
đầu ra ngành chế biến, chế tạo Việt Nam gia tăng theo thời gian kể từ sau khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới năm 2008-2009. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần quan tâm đến phát triển khối doanh nghiệp tư nhân, tiến tới cổ phần hóa khu vực doanh nghiệp nhà nước và chú trọng phát triển ngành công nghệ thấp với số lượng lớn doanh nghiệp ở mức trình độ công nghệ này. Những năm gần đây chứng kiến năng suất của doanh nghiệp gia nhập cũng như sựđóng góp vào tăng trưởng năng suất gộp có xu hướng cao hơn hẳn doanh nghiệp sống sót. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển để bứt phá của những doanh nghiệp mới khi tiếp thu đổi mới sáng tạo và vai trò ngày càng quan trọng của các doanh nghiệp này trong tăng trưởng năng suất gộp cho nền kinh tế, do vậy các chương trình khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo đặc biệt cần thiết để gia tăng số lượng các doanh nghiệp mới trên thị trường, từ đó thúc đẩy năng suất gộp.
Để khai thác tốt lợi thế của Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung - nơi có mức phân bổ sai thấp nhất trong 6 khu vực phân theo địa trên cả nước, các tỉnh cần
đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương trong vùng, nhằm tạo ra sự đồng thuận hướng tới xây dựng một khu vực có môi trường đầu tư hấp dẫn, nâng cao cạnh tranh lành mạnh và xây dựng thương hiệu cho cả khu vực. Các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung cần có những hỗ trợ ưu đãi nhất định đối với nhà đầu tư nước ngoài để đưa nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên với mức phân bổ
sai nguồn lực cao ở Bắc Ninh, tỉnh cần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước một cách có chọn lọc nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư
90
nước ngoài FDI. Tỉnh cũng cần quan tâm cải thiện môi trường kinh doanh tại địa phương để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài
đang hoạt động trên địa bàn. Bắc Ninh cần lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và sử
dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai. Cao Bằng có mức phân bổ sai thấp nhất, do đó, trong tương lai ngoài sự hỗ trợ từ chính phủ, tỉnh cần có hướng
đi riêng phát triển thế mạnh sẵn có tại địa phương như tập trung vào du lịch, trải nghiệm văn hóa và dịch vụ phối hợp cùng với các tỉnh miền núi phía Bắc thay vì phát triển các ngành chế biến chế tạo mà có không có lợi thế cạnh tranh.