III Giảng Dịch giả
CHƯƠNG IV: NHÌN RÕ HIỆN TƯỢNG TÂM VẬT
VẬT
[Nhi tâm vô sắc bất khả kiến thủ, đản thị hư vọng chư pháp tập khởi, tất cánh vô chủ, vô ngã ngã sở. Tuy các tùy nghiệp sở hiện bất đồng, nhi thật ư trung vô hữu tác giả. Cố nhất thiết pháp giai bất tư nghì, tự tánh như
huyễn]
Hiện tượng sai biệt ở thế gian bao gồm hai phương diện tinh thần và vật chất. Còn đối với hiện tượng tâm và vật, phải nhìn nhận ra sao? Nhiều nỗi thống khổ của con người đều do không thể nhận thức chính xác về thế giới, do nhận thức sai lầm mà dẫn đến hành vi sai lạc đưa đến chấp trước, phiền não. Chúng ta muốn thoát khỏi thống khổ trong đời, đầu tiên phải lấy chánh kiến của Phật Pháp để nhìn thấu thế gian xây dựng nên nhân sanh quan chính xác.
[Nhi tâm vô sắc bất khả kiến thủ]. Như trước đã nói thế giới là do nơi tâm niệm của chúng ta mà ra. Vậy tâm là gì? Trong Kinh nói “Tâm vô sắc”. Trong Phật Giáo gọi hiện tượng vật chất là sắc. Bởi vì con người nhận biết hiện tượng vật chất chủ yếu thông qua hình sắc (hình trạng) và hiển sắc (nhan sắc). Nếu không có hình trạng và nhan sắc thì không thể nhận biết được hiện tượng vật chất.
32
Tâm thì vô sắc vừa không có nhan sắc, vừa không có thể tích, không có một thực tại cố thể, không có hình trạng nhìn không thấy mà sờ cũng không được nên gọi “bất khả kiến thủ”.
[Đản thị hư vọng chư pháp tập khởi]. Đây là cách nhìn riêng biệt của Phật Pháp đối với tâm. Các tôn giáo khác và triết học khi nói đến tâm thường liên kết với linh hồn và cho đó là chủ thể của tâm gọi là “linh hồn” hay gọi là “thần ngã”, cho rằng vạn vật trong sự biến đổi vẫn có cái bất biến là linh hồn, là thần ngã chi phối. Với quan
điểm của Phật Pháp, tâm “thị hư vọng chư pháp tập khởi”, không phải là cố định bất biến, lấy cái nhìn thấu triệt của trí tuệ Phật Pháp thế giới phàm phu là do vọng tưởng cấu thành, mê hoặc hiển hiện.
Phật Pháp nói đến vọng tưởng là những cái nghĩ cái nhìn không nhận thức được chân thật, không thông đạt với chân lý đều là vọng tưởng.
Nếu quan niệm chính xác thì có thể “khí ác dương thiện” làm cho sanh mệnh được chuyển y, nhân cách
được nâng cao. Nếu quan niệm sai lạc, có thể sẽ bỏ thiện dương ác làm cho tố chất sinh mệnh không ngừng đọa lạc. Tu học Phật Pháp có thể giúp chúng ta xây dựng quan niệm chân chính, vứt bỏ nhận thức sai lầm, nhờ đó cải tiến hành vi của tự thân, khiến đời sống được tịnh hóa, nên gọi sinh mệnh là “chư pháp tập khởi”.
[Tất cánh vô chủ, vô ngã ngã sở]. “Ngã” là thuật ngữ mang các nội hàm: thường, nhất, bất biến, chủ thể.
33
Thường là vĩnh hằng; Nhất là độc lập; Bất biến là cố định không thay đổi; Chủ thể là có thể chi phối tất cả. Tất cả ý nghĩa này nằm trong “ngã”. Thực ra không có cái gì rời khỏi điều kiện và kinh nghiệm mà tồn tại được. Sinh mệnh không phải là cố định bất biến và không có tự
tính nên mới có thể “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”.
Bởi vì tâm thái vô thường biến hóa nên thấy rõ là nó là vô chủ, vô ngã cũng vô ngã sở. Vô ngã là đặc điểm khác biệt lớn của Phật giáo với các tôn giáo khác.
Ngoại đạo nhận định về ngã gồm hai tầng thứ nội hàm chính: Một là Thượng đế, thiên thần là “đại Ngã” cũng gọi là “thần Ngã” chi phối tất cả vũ trụ. Hai là linh hồn gọi là “tiểu ngã” chi phối cuộc sống con người. Phật Pháp lấy trí tuệ duyên khởi quán sát vũ trụ thấy rằng không tồn tại vị thần linh chi phối vũ trụ, cũng không tồn tại linh hồn chi phối sinh mệnh tức “tất cánh vô chủ, vô ngã ngã sở”.
[Tuy các tùy nghiệp sở hiện bất đồng, nhi thật ư
trung vô hữu tác giả]. Nhìn đến thế giới vật chất, Đức Phật dạy, hết thảy hiện tượng vũ trụ nhân sanh tuy tùy vào cảnh giới tư tưởng và nghiệp lực bất đồng của mỗi chúng sanh mà hiển hiện nhưng trong thực tế vạn pháp ở
thế gian không có người sáng tạo, không có một người không dựa vào điều kiện mà chi phối được.
[Cố nhất thiết pháp giai bất tư nghì, tự tánh như
huyễn]. Tự tánh là một thể thực tại chân tướng thật của vạn pháp ở thế gian, không như chúng ta nghĩ là một thực thể độc lập tồn tại bất biến. Như con người mới đầu
34
không biết mộng cảnh là giả nên khi nằm mộng sẽ thấy kinh sợ lấy sự cầu đảo để hóa giải. Đứa trẻ không biết người trong kính là giả nên khi nhìn thấy những gì trong kính thường bắt, thường cười, cho đó là thật. Con người hiện tại biết mộng cảnh hư giả vẫn xem vạn pháp thế
gian là thực hữu, xem địa vị, tài sản là thực có. Vì xem là thực có nên muốn có được, nên để tâm đến danh lợi được mất, để tâm mong sức khỏe sống lâu, hy vọng sự nghiệp vĩnh hằng, gia đình vĩnh hằng. Tam khổ trong Phật giáo có đề cập đến “hành khổ” tức là sự vô thường biến hóa
đem đến điều thống khổ. Vô thường vốn là quy luật của vũ trụ, nhân sanh không phải là nhân khổ. Với các bậc thánh giải thoát hành khổ không đem đến khổ đau. Chúng sanh vì không nhận thức chính xác thế giới nhìn vạn vật đều vĩnh hằng khi vô thường đến thống khổ như
bóng với hình. Tâm kinh nói “ngũ uẩn giai không” là để
bạt trừ chúng sanh chấp trước thật hữu. Là người học Phật phải nhìn thấy thiếu xót trong nhận thức hiện hữu, không lấy cảm quan mà nhận thức thế giới, cũng không quá tin vọng tưởng của mình, nhìn ra cho được tự tánh như huyễn của các pháp.