[Phục thứ, Long Vương! Nhược ly sân nhuế, tức đắc bát chủng hỉ duyệt tâm pháp. Hà đẳng vi bát? Nhất, vô
71
tổn não tâm; nhị, vô sân nhuế tâm; tam, vô tránh tụng tâm; tứ, nhu hòa chất trực tâm; ngũ, đắc thắng giả từ tâm; lục, thường tác lợi ích, an chúng sanh tâm; thất, thân tướng đoan nghiêm, chúng cộng tôn kính; bát, dĩ hòa nhẫn cố, tốc sanh phạm thế. Thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, đắc vô ngại tâm, oán giả vô yểm].
Sân nhuế cũng là một trong tam độc. Tác dụng của nó ngược với tham dục. Tham dục tức là chiếm hữu cái mình muốn, còn sân nhuế thì phá bỏ cái mình không ưa. Phẫn nộ là hình thức biểu hiện của sân nhuế như một lời nói không thích hợp tạo nên sự tranh chấp, đôi khi dẫn
đến sự thù hận làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm linh của mỗi người. Nên sự thù hận thường đem đến tổn hại to lớn nhất là cho chính mình. Nếu đem điều ấy đến với người khác thì sẽ tạo nên sự tổn hại cho tha nhân.
Lòng đố kị cũng là một hình thức biểu hiện của sân nhuế. Không vui với thành tựu của người khác nên tìm cách cản trở. Đối trị với phiền não này, Phật giáo dạy phải lấy tâm tùy hỉ, tức là vui với sự thành tựu của người khác, tùy hỉ với công đức của người khác.
[Phục thứ, Long Vương! Nhược ly sân nhuế, tức đắc bát chủng hỉ duyệt tâm pháp. Hà đẳng vi bát?] Phật bảo Long Vương nếu rời xa sân nhuế thì sẽ được sự an ổn thân tâm, sự định tĩnh và tán tâm hỉ duyệt.
1. “Nhất, vô tổn não tâm”. Người không sân nhuế sẽ
72
2. “Nhị, vô sân nhuế tâm”. Người không sân nhuế đứng trước mọi nghịch cảnh luôn có được tâm nhu hòa nhẫn nhục, lấy lòng từ bi để đối mặt với tất cả mọi nghịch cảnh.
3. “Tam, vô tránh tụng tâm”. Người không sân nhuế
sẽ hóa giải được tất cả mọi công kích từ bên ngoài, dù bị người sỉ nhục mắng nhiếc vẫn không sanh tâm sân hận.
4. “Tứ, nhu hòa chất trực tâm”. Người không sân nhuế trong nội tâm thường luôn xuất lòng từ bi an tường, lời nói cũng nhu hòa hiền hậu, làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu.
5. “Ngũ, đắc thánh giả từ tâm”. Người không sân nhuế từng bước sẽ bồi dưỡng cho mình tâm thái từ bi như các bậc thánh hiền, gần với cảnh giới của chư Phật Bồ Tát.
6. “Lục, thường tác lợi ích, an chúng sinh tâm”. Người không sân nhuế lòng đầy bi tâm, thường nghĩ đến làm thế nào để đem lại lợi ích cho hết thảy chúng sinh, khiến cho chúng sinh đều được an lạc.
7. “Thất, thân tướng đoan nghiêm, chúng cộng tôn kính”. Người không sân nhuế bởi vì tâm thái điều hòa nên có được tướng mạo từ bi đoan trang,
được chúng sinh tôn kính.
8. “Bát, dĩ hòa nhẫn cố tốc sanh phạm thế”. Người không sân nhuế có đủ đức hạnh từ bi nhu hòa nhẫn nhục, đó cũng chính là uy đức của Phạm Thiên. Phạm có ý nghĩa là thanh tịnh, chỉ cho chư
73
thiên ở sắc giới xa lìa dâm dục, trong đó vị thiên chủ của cõi trời sơ thiền chính là Đại Phạm Thiên. [Thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, đắc vô ngại tâm, oán giả vô yểm]. Nếu lấy công đức của sự tu tập không sân nhuế hồi hướng về vô thượng Phật quả thì trong tương lai sau khi thành Phật sẽ được tâm vô chướng ngại, khiến cho người thấy đều sanh tâm hoan hỉ
không oán ghét.