Bất vọng ngữ

Một phần của tài liệu kinh-thap-thien-nghiep-dao (Trang 56 - 60)

[ Phục thứ, Long Vương! Nhược ly vọng ngữ tức

đắc bát chủng thiên sở tán pháp. Hà đẳng vi bát? Nhất, khẩu thường thanh tịnh ưu bát hoa hương. Nhị, vi chư

thể gian chi sở tín phục. Tam, phát ngôn thành chứng , nhân thiên kính ái. Tứ, thường dĩ ái ngữ, an ủy chúng sanh. Ngũ, đắc thắng ý lạc, tam nghiệp thanh tịnh. Lục, ngôn vô ngộ thất tâm thường hoan hỷ. Thất, phát ngôn tôn trọng, nhân thiên phụng hành. Bát, trí tuệ thù thắng, vô năng chế phục, thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A

57

Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành phật thời, tức đắc Như Lai chân thật ngữ ].

Vọng ngữ là lời nói không chân thât. Trong Phật Giáo vọng ngữ lại có đại vọng ngữ, tiểu vọng ngữ, phương tiện vọng ngữ. Đại vọng ngữ là tuy chưa chứng

đắc thánh quả nhưng vì lợi dưỡng, danh tiếng... mà mạo xưng mình đã chứng đắc. Phương tiện vọng ngữ tức vì cứu độ, giúp đỡ, an ủi chúng sanh mà đành phải nói sai với sự thật nhưng phải trên nguyên tắc là vì chúng sanh chứ không phải vì lợi ích của bản thân. Còn lại các hình thức nói sai sự thật khác đều thuộc tiểu vọng ngữ.

Vọng ngữ ngoài sự khác biệt về thuộc tính ra, lại còn khác biệt về phương thức như dùng lời gian dối lừa người, dùng văn tự bóp méo sự thật, hoặc bôi nhọ, hoặc ám chỉ để đưa đến sự nhận biết sai lạc, hoặc mượn lời người khác để đạt được mục đích lừa dối. Bất kể là dùng hình thức nào nếu cố ý để đạt được mục đích lừa gạt người khác đều là vọng ngữ.

Nghiệp vọng ngữ được xác lập khi hội đủ bốn yếu tố sau:

1. Dùng lời nói sai với sự thật để lừa dối đối phương, như thấy nói không thấy, nghe nói không nghe. như thấy nói không thấy, nghe nói không nghe.

2. Đối phương phải nghe hiểu được lời mình nói. Nếu

đối phương ngôn ngữ bất đồng không hiểu được lời nói thì không tạo nên nghiệp vọng ngữ.

3. Phải cố tâm lừa gạt nếu chỉ là sự truyền đạt thông tin sai lạc mà không có tâm lừa dối thì cũng không tin sai lạc mà không có tâm lừa dối thì cũng không tạo nên nghiệp vọng ngữ.

58

4. Đối phương tiếp nhận lời nói của mình và tin đó là sự thật thì mới tạo thành nghiệp vọng ngữ. sự thật thì mới tạo thành nghiệp vọng ngữ.

[ Phục thứ Long Vương! Nhược ly vọng ngữ, tức

đắc bát chủng thiên sở tán pháp. Hà đẳng vi bát? ]. Đức Phật bảo Long Vương nếu xa lìa vọng ngữ sẽ thành tựu tám loại thiện pháp trời người xưng tán là:

1. “Nhất, khẩu thường thanh tịnh ưu bát hoa hương”.

Ưu bát hoa sen xanh. Người xa rời vọng ngữ miệng thường có mùi thơm thuần tịnh của hoa sen xanh. Còn người vọng ngữ miệng sẽ hôi thối khiến người khó gần gũi.

2. “Nhị, vi chư thế gian chi sở tín phục”. Người không vọng ngữ sẽ được mọi người tin tưởng. Con không vọng ngữ sẽ được mọi người tin tưởng. Con người sống với nhau cần nhất là sự thành thật không điêu ngoa, phải giữ tròn chữ tín mới có thể

xây dựng được niềm tin với mọi người.

3. “Tam, phát ngôn thành chứng, nhân thiên kính ái”. Người không vọng ngữ được trời người tôn trọng, Người không vọng ngữ được trời người tôn trọng, kính quí. Người nói một đường làm một ngả sẽ

không được người khác tín phục.

4. “Tứ, thường dĩ ái ngữ, an ủy chúng sanh”. Ái ngữ

là lời nói được nói ra từ lòng thương yêu thật sự. Người xa rời vọng ngữ mới có thể thường dùng tâm yêu thương để an ủy chúng sanh vì họ luôn nói lời thành thật, lợi tha, luôn nghĩđến người khác mà nói.

5. “Ngũ, đắc thắng ý lạc, tam nghiệp thanh tịnh”. Thắng là thù thắng, ý lạc là tâm thái và thói quen. Thắng là thù thắng, ý lạc là tâm thái và thói quen. Người không vọng ngữ thì có được tâm thái cùng

59

thói quen tốt. Vì vọng ngữ là nhân của hư vọng nên sẽ xa rời con đường chân thật, đánh mất sự thanh tịnh và thù thắng ý lạc.

6.“Lục, ngôn vô ngộ thất, tâm thường hoan hỷ”. Người không vọng ngữ thường có thể nói rõ suy tư Người không vọng ngữ thường có thể nói rõ suy tư

của mình một cách trực tiếp rõ ràng khiến cho người nghe dễ dàng lĩnh hội được ý kiến của mình và sanh tâm hoan hỷ.

7.“Thất, phát ngôn tôn trọng, nhân thiên phụng hành”. Người không vọng ngữ lời nói luôn được mọi Người không vọng ngữ lời nói luôn được mọi người tôn trọng, hoan hỷ tiếp nhận và theo đó để

thực hiện vì lời nói của họ luôn có uy tín với người khác.

8. “Bát, trí tuệ thù thắng, vô năng chế phục”. Người không vọng ngữ vì trồng nhân chân thật nên thành không vọng ngữ vì trồng nhân chân thật nên thành tựu được trí tuệ thù thắng, biện tài vô ngại, chế

phục được các loại tà thuyết.

[ Thị vi bát, nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề giả, hậu thành Phật thời, tức đắc Như Lai chân thật ngữ ]

Trên đây là tám loại thiện báo mà người xa rời vọng ngữ sẽ có được. Nếu dùng Bồ Đề tâm giữ giới không vọng ngữ rồi đem tất cả công đức giữ giới ấy hồi hướng về Phật quả trong tương lai khi viên mãn vô thượng Bồ Đề thì sẽ thành tựu chân thật ngữ như chư

60

Một phần của tài liệu kinh-thap-thien-nghiep-dao (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)