Bát Chánh Đạo là con đường trung đạo bất nhị
hướng đến giải thoát.
1. Chánh kiến. Như thật quán chiếu chân thật của vũ trụ nhân sanh.
2. Chánh tư duy. Nương theo chánh kiến như lý tư
duy các pháp để xây dựng nên chí hướng chính xác của nhân sanh.
3. Chánh ngữ. Nói chân thật ngữ, lợi tha ngữ, không nói hư vọng ngữ.
4. Chánh nghiệp. Giữ gìn thân, khẩu, ý ba nghiệp thanh tịnh, làm cho ngôn hạnh như pháp như
luật. 5. Chánh mạng. Chọn lựa những nghề nghiệp phù hợp với pháp luật và giới luật không làm điều phạm pháp và trái với giới luật. 6. Chánh tinh tấn. Theo sự dẫn dắt của chánh kiến mà tinh tấn đoạn trừ hành vi ác, tu tập điều thiện. 7. Chánh niệm. Theo chánh kiến của Phật Pháp
như lý tư duy đem tâm an trú nơi thiện duyên thiện cảnh.
8. Chánh định. Trong thiện duyên thiện cảnh tiếp tục an trú, không trầm không trạo, tâm nhất cảnh tánh.
[Chánh đạo trang nghiêm cố, đắc chánh trí tuệ, thường hiện tại tiền]. Trên cơ sở thập thiện mà tu tập Bát
108
Chánh Đạo sẽ làm cho chúng ta thành tựu viên mãn Bát Nhã trí tuệ.
VIII.Chỉ quán.
[Chỉ trang nghiêm cố, tất năng địch trừ nhất thiết kiết sử]. Chỉ là tên gọi khác của thiền định, tức là chỉ tức vọng niệm, làm cho tâm chuyên chú vào một cảnh. Kiết sử là tên khác của phiền não, phiền não có thể ràng buộc thân tâm, kết thành khổ quả, nên gọi là kiết, cũng có thể
làm cho chúng sinh trầm nịch trong biển khổ sanh tử, nên gọi là sử. Trên cơ sở thập thiện nghiệp mà tu chỉ có thể chấm dứt được vọng tưởng, hàng phục được phiền não, nhưng nếu giải quyết vấn đề một cách triệt để không thể chỉ dựa vào “chỉ” là đủ, mà còn cần sự trợ giúp từ
sức mạnh của “quán”.
[Quán trang nghiêm cố, năng như thật chi chư pháp tự tánh]. Quán tức như thực quán chiếu chư pháp. Trên cơ sở thập thiện nghiệp để tu tập chánh quán sẽ làm cho phát khởi trí tuệ Bát Nhã, thông đạt được thực tướng vũ
trụ nhân sanh.