So sánh phương pháp hồi quy phân vị so với OLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố co moments bậc cao và định giá tài sản trên thị trường chứng khoán các nền kinh tế mới nổi bằng cách tiếp cận hồi quy phân vị (Trang 34 - 36)

Như đã đề cập ở mục 2.4.2, dựa vào những tính chất của phương pháp hồi quy phân vị, các nhà nghiên cứu Koenker (2005) cũng như Hao và Naiman (2007) đã đưa ra các ưu và nhược điểm của phương pháp này so với phương pháp hồi quy cổ điển OLS. Cụ thể:

- Ưu điểm

+ Thứ nhất, phương pháp hồi quy phân vị cho phép thể hiện mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc trên từng mức phân vị. Trong khi đó, phương pháp OLS chỉ mô tả được tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc tại mức phân vị 𝜏 = 0.5. Do đó, ưu điểm này cho người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc.

+ Thứ hai, nhờ có tính ổn định (robustness), phương pháp hồi quy phân vị không chịu tác động bởi các quan sát ngoại lai (outliers) và khắc phục tình trạng bị chệch so với phương pháp OLS.

+ Thứ ba, các kiểm định tham số của phương pháp hồi quy phân vị không dựa trên tính chuẩn xác của sai số cũng như yêu cầu về giả định dạng phân phối của sai số hồi quy.

+ Thứ tư, phương pháp hồi quy phân vị khắc phục được tình trạng phương sai sai số thay đổi. Cụ thể, tại các mức phân vị khác nhau, phương pháp hồi quy phân vị sẽ cho ra các kết quả ước lượng khác nhau.

- Nhược điểm

+ Thứ nhất, vì khắc phục được nhiều nhược điểm của phương pháp hồi quy OLS, do đó phương pháp hồi quy phân vị yêu cầu các bước tính toán phức tạp hơn. Việc giải bài toán quy hoạch tuyến tính khi không có sự trợ giúp của máy tính sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho người sử dụng.

+ Thứ hai, do để có được cái nhìn tổng quát về tác động giữa các biến độc lập lên giá trị phụ thuộc trong chu kỳ nghiên cứu ở từng mức phân vị khác nhau, nhà nghiên cứu phải thực hiện nhiều lần các phép ước lượng hệ số hồi quy ở các mức phân vị khác nhau.

+ Thứ ba, cũng giống như phương pháp hồi quy OLS, giả định của phương pháp hồi quy phân vị được áp dụng cho các hàm tuyến tính. Do đó, trong trường hàm bộ dữ liệu quan sát không có phân phối chuẩn hoặc không có dạng tuyến tính, việc áp dụng phương pháp hồi quy phân vị vào nghiên cứu sẽ tạo ra sự thiếu chuẩn xác đối với kết quả ước lượng. Bên cạnh đó, phương pháp hồi quy phân vị cũng chưa khắc phục được các vấn đề liên quan đến nội sinh, hiện tượng tự tương quan có trong mô hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố co moments bậc cao và định giá tài sản trên thị trường chứng khoán các nền kinh tế mới nổi bằng cách tiếp cận hồi quy phân vị (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)