VII. Sự tác động lên thị trường chứng khoán 1) Nhìn nhận chung:
v Hoàn thiện khung pháp lý ề công bố thông tin:
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước soạn thảo các văn bản pháp quy trình Chính phủ và Bộ Tài chính ký ban hành 14 văn bản và đang tiếp tục soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định 85/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán; Nghị định hướng dẫn thị trường chứng khoán phái sinh và Đề án phát triển thị trường chứng khoán phái sinh; Đề án tái cấu trúc Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và Quyết định của Trung tâm chứng khoán về việc thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Nhóm có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn khung pháp lý về công bố thông tin đối với các công ty đại chúng:
Các văn bản pháp luật phải rõ ràng, đầy đủ, không chồng chéo nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi cao, tránh tình trạng như hiện nay là kèm theo những văn bản pháp luật là một loạt những thông tư hướng dẫn thi hành.
Mặt khác, hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động công bố thông tin đối với các công ty đại chúng cần phải linh hoạt, có dự trù đến phát sinh trong
tương lai của thị trường chứng khoán, tránh tình trạng “hổng đâu vá đó” như hiện nay.
Các văn bản này phải đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động khác trên thị trường chứng khoán.
Cần thiết phải làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể liên quan đến việc công khai, minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà đầu tư.
Các dự thảo luật liên quan mới cần phải được công khai, minh bạch, lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan và ý kiến đóng góp của giới đầu tư.
Một hình mẫu điển hình là các Kỳ họp Quốc hội, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán, Chính phủ có thể tổ chức những cuộc họp với những đại diện của các thành phần trong giới đầu tư (cổ đông lớn, cổ đông nhỏ, nhà đầu tư cá nhân...) nhằm có những ý kiến đóng góp để xây dựng những điều luật có thể bảo vệ lợi ích của đa số nhà đầu tư.