Giải pháp hoàn thiện về thủ tục gia nhập thị trường

Một phần của tài liệu CPTPP và vấn đề gia nhập thị trường của doanh nghiệp – thực trạng và triển vọng (Trang 64 - 74)

Trong đó, theo quan điểm của tác giả, đồng thời với việc sửa đổi các quy định theo hướng phù hợp với CPTPP thì các cơ quan đăng ký kinh doanh cũng cần xem xét và sửa đổi các vấn đề về gia nhập thị trường đã tồn tại trước đó.

Thứ nhất, cần khái quát hóa các ngành, nghề đăng ký kinh doanh được

yêu cầu đối với thủ tục đăng ký kinh doanh. Như đã trình bày ở trên thì các ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam được chia thành 5 cấp với các mã ngành chi tiết khác nhau. Trong đó, thủ tục đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp đăng ký thể hiện trên hồ sơ đăng ký với mã ngành cấp 4 với 486 ngành, nghề khác nhau. Thực tế cho thấy, việc sử dụng mã ngành cấp 4 là quá chi tiết và thừa so với việc định danh ngành nghề khi yêu cầu doanh nghiệp đăng ký. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh là rất đa dạng và nhiều khi doanh nghiệp gặp khó khăn nếu như kinh doanh một ngành nghề mới mà không phù hợp với các ngành nghề “truyền thống” được nêu tại danh mục mã ngành.

Thực tế việc lệch nhau giữa mã ngành và các luật chuyên ngành gây ra các phiền toái cho doanh nghiệp khi đăng ký doanh nghiệp tham gia thị trường. Trường hợp tác giả đã trải qua khi đăng ký một công ty cổ phần kinh doanh bất động sản mã số kinh doanh 01088252** tại Hà Nội cho thấy: Căn cứ trên mã ngành đã được quy định, doanh nghiệp kê khai mã ngành “6820: Tư vấn, môi

giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất”. Tuy nhiên doanh nghiệp

đã bị từ chối hồ sơ hai lần với lý do phải bỏ lĩnh vực đấu giá: (Trích dẫn dưới đây)

Kết quả do mặt thời gian và thỏa thuận nên Công ty đồng ý từ bỏ “đấu giá” trong mã ngành, nghề 6820 của mình. Đến nay Công ty vẫn chưa thực hiện kế hoạch kinh doanh trong thị trường đấu giá quyền sử dụng đất. Trong khi đó, Công ty CP Tập đoàn Vingroup với mã số doanh nghiệp 0101245486 ghi nhận tại mã ngành 6820 của mình như sau: “Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản,

đấu giá quyền sử dụng đất Chi tiết: Dịch vụ môi giới bất động sản, định giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản” Nếu áp dụng nguyên tắc đối

xử công bằng thì đây chính là một trong những vi phạm cơ bản.

Hơn nữa, tại Úc, việc quản lý doanh nghiệp hoàn toàn không có sự phân chia về ngành nghề. Tại Ủy ban chứng khoan và Đầu tư Úc (ASIC) các công ty quản lý hoàn toàn không dựa trên các ngành nghề hay áp đặt các mã ngành nghề:

(Ảnh: thông tin quản lý quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại Úc)

Các thông tin này chỉ gồm: tên doanh nghiệp, mã số, ngày đăng ký, ngày thanh – kiểm tra doanh nghiệp, tình trạng hoạt động, loại hình doanh nghiệp, trụ sở chính và cơ quan quản lý trực tiếp.

Như vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể bước đầu đơn giản hóa về thủ tục áp đặt mã ngành, nghề. Tiếp đó là việc loại bỏ các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, cần cải thiện và nâng cấp hệ thống đăng ký điện tử về doanh

nghiệp. Bước sang thời đại công nghệ 4.0, các giao dịch và các đăng ký, thông báo được hướng đến các đăng ký thông qua mạng điện tử. Chính vì vậy cần nâng cấp và bảo trì hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thường xuyên. Cụ thể tình trạng mạng nghẽn, không phản hồi hay phản hồi sai của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là khá thường xuyên. Thậm chí trường hợp của tác giả đã gặp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử khi làm việc riêng với chuyên viên đã được thông báo hồ sơ hợp lệ, tuy nhiên khi chuyên viên thực hành thao tác thì thông báo hồ sơ hợp lệ lại bị gắn nội dung yêu cầu sửa đổi bổ sung trước đó. Ngoài ra, các tình trạng quá hạn

thành lập doanh nghiệp cũng bị phản ánh do hệ thống mạng điện tử cấp mã số thuế của bên thuế bị nghẽn.

Thứ ba, cần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan đăng ký kinh

doanh. Với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, các văn bản hướng dẫn và từ tình hình đăng ký doanh nghiệp thực tế. Có thể thấy công việc một chuyên viên phòng đăng ký kinh doanh phải thực hiện là rất lớn. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng công việc cần quy định theo hai hướng. Một là chuyển dịch sang hướng quy định chuyển dịch trách nhiệm sang tự kê khai và chịu trách nhiệm cho các doanh nghiệp nhiều hơn; hai là sử dụng thuê khoán các doanh nghiệp tư nhân triển khai các hoạt động ghi nhận và đăng ký doanh nghiệp. Theo đó hình thức sử dụng các đơn vị tư nhân này hiện nay đang rất phổ biến ở các quốc gia trên thế giới và đang đem lại hiệu quả cao cũng như giảm thiểu số lượng biên chế chuyên viên. Ví dụ việc đăng ký doanh nghiệp tại Maylaysia hay Hàn Quốc … đang thực hiện theo cách này.

Thứ tư, trong quá trình rà soát cập nhập các quy định CPTPP vào các văn

bản quy phạm pháp luật cần lồng ghép nội dung kiểm tra lại các quy định về điều kiện kinh doanh, bãi bỏ các Giấy phép kinh doanh không còn phù hợp với thực tiễn. Theo đó, với mỗi loại giấy phép chỉ quy định khi có đầy đủ các yếu tố rõ ràng sau: Tên giấy phép; Cơ sở pháp lý để quy định giấy phép; Mục đích của giấy phép; Các hoạt động kinh doanh là đối tượng áp dụng hay quản lý bằng giấy phép trực tiếp; Đối tượng cần xin cấp phép; Hồ sơ và trình tự cấp phép theo trình tự chung; Thời hạn hiệu lực của giấy phép; Các trường hợp cấm hoặc bị thu hồi giấy phép; Trình tự giải quyết khiếu nại nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục.

Đồng thời việc bãi bỏ “Giấy phép con”, cũng cần đồng bộ gắn kết việc thực hiện các giấy phép con và thủ tục đăng ký kinh doanh chung cho phù hợp. Ví dụ với việc kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng thuộc sự quản lý và chấp thuận của ngân hàng nhà nước. Trong hồ sơ xin thành lập các Chi nhánh của ngân hàng tại các địa phương cấp tỉnh hiện nay cần xin chấp thuận của Ngân hàng nhà nước cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh. Tuy nhiên việc chấp thuận và ra quyết định của các Ngân hàng nhà nước cấp tỉnh nhiều khi tốn nhiều thời gian mà trong khi đó, thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 10 ngày kể từ khi có sự thay đổi theo Khoản 2 Điều 31 Luật Doanh nghiệp.

Cuối cùng, cần bổ sung các quy định tạo cơ sở pháp lý cho người dân và

các phương tiện thông tin đại chúng giám sát các quy trình đăng ký doanh nghiệp gia nhập thị trường. Về vấn đề này, Hà Nội đã làm rất tốt ở các khâu quản lý như: niêm yết toàn bộ công khai quá trình, thủ tục, thời gian giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh; công khai họ tên, chức vụ, thẩm quyền của người giải quyết … Đây là những quy định giúp nâng cao tính minh bạch trong quá trình thành lập doanh nghiệp – gia nhập thị trường hiện nay cần học tập và phát huy giữa các tỉnh thành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Trên đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về doanh nghiệp nói chung và các quy định về gia nhập thị trường nói riêng trong bối cảnh CPTPP hiện nay. Việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định này là việc hết sức thiết yếu và tất yếu khách quan ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp cần dựa trên những

quan điểm chỉ đạo thống nhất và có những giải pháp khoa học cụ thể, thống nhất, hợp lý.

KẾT LUẬN

CPTPP sẽ mang lại cơ hội, đồng thời tác động toàn diện đến kinh tế, chính trị, đối ngoại của Việt Nam. Song để đảm bảo CPTPP nhanh chóng đi vào cuộc sống, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam thì Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện chính sách hội nhập. Bên cạnh giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành liên quan, Chính phủ cũng tiếp tục cho triển khai việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để thực thi các cam kết của CPTPP.

Ngoài ra, Chính phủ cam kết tiếp tục xây dựng một Chính phủ kiến tạo, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, quyết liệt đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo sự liên thông giữa các bộ, ngành để nâng cao tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh, thúc đẩy kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh đó, để CPTPP sớm đi vào cuộc sống, mang lại những kết quả quan trọng cho doanh nghiệp và nền kinh tế, cần phải xây dựng một chiến lược về công tác tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về Hiệp định cũng như chương trình hành động, xác định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận để có sự tham gia, mang tính chủ động.

Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc tận dụng những cơ hội từ CPTPP mang lại bởi đây là yếu tố là then chốt cho sự thành công của cộng đồng doanh nghiệp và cả nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Theo đó, bên cạnh tìm hiểu thông tin, chuẩn bị một tâm thế cạnh

tranh khu vực và quốc tế, mỗi doanh nghiệp cần tập trung đổi mới, sáng tạo và nhạy bén trong kinh doanh, có kế hoạch xây dựng năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín về thương hiệu và chất lượng sản phẩm để có chiến lược làm ăn dài hạn trong tương lai.

Như vậy, việc quan trọng là làm thế nào để Việt Nam tận dụng các cơ hội từ CPTPP. Thách thức đặt ra trước hết là với cơ quan Nhà nước và với các doanh nghiệp, trong việc hiểu các cam kết thể chế rất phức tạp này, tìm được trong đó các xu hướng chính sách có lợi cho mình. Sau đó là phải liên kết với nhau, cùng với các hiệp hội doanh nghiệp để vận động và tham gia vào quá trình rà soát và điều chỉnh pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền thực thi cam kết CPTPP.

Hy vọng với việc CPTPP được các nước thành viên triển khai ký kết và có hiệu lực trong thời gian tới, các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước của Việt Nam sẽ tranh thủ thời gian vàng sắp tới để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho Hiệp định quan trọng này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo: Điểm lại Cập nhập tình hình phát triển kinh tế Việt Nam – Ngân hàng Thế giới (The World Bank – IBRA.IDA) ấn phẩm tháng 12/2018

2. Cục đăng ký kinh doanh – Bộ kế hoạch và đầu tư, Báo cáo tình hình đăng ký kinh doanh tháng 7 và

3. Báo cáo "Môi trường Kinh doanh 2019: Đào tạo để cải cách" - Doing Business 2019, được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 11/2018.

4. Đồng Ngọc Ba (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ đại học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội

5. Hà Việt Thu (2016), Thủ tục gia nhập thị trường của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội

6. Trần Thị Thu Trang (2015), Quyền tự do thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

Website:

7. Báo điện tử - Báo Công thương “Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Tác động tích cực của CPTPP tương đối toàn diện” – tại

https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/bo-truong-bo-cong-thuong- tran-tuan-anh-tac-%C4%91ong-tich-cuc-cua-cptpp-tuong- %C4%91oi-toan-dien-10907-22.html – ngày truy cập: 14/08/2019.

8. Trần Khắc Thanh “Sự hình thành Công ty trong lịch sử thế giới” – tại

http://luatsutrankhacthanh.com/tin-tuc-phap-luat/su-hinh-thanh- cong-ty-trong-lich-su-the-gioi.html - ngày truy cập: 15/08/2019.

9. Phạm Sao “Khái niệm về thị trường” – tại https://voer.edu.vn/m/khai- niem-ve-thi-truong/a3a68dd4 - ngày truy cập: 16/08/2019.

10.PGS.TS Phí Mạnh Hồng “Khái niệm thị trường” – tại

http://quantri.vn/dict/details/8111-khai-niem-thi-truong - ngày truy cập 16/08/2019

11.Thông tin cơ bản về Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên

Thái Bình Dương (CPTPP) – tại cptpp.moit.gov.vn – ngày truy cập 10/08/2019

12.Thomas Murcko – WebFinance Inc, từ điển kinh tế điện tử - tại

businessdictionary.com – ngày truy cập 16/08/2019

13.TTXVN/Báo Tin Tức, Lộ trình đi đến ký kết CPTPP – tại

https://baotintuc.vn/infographics/lo-trinh-di-den-ky-ket-cptpp- 20180309084821057.htm - ngày truy cập: 10/08/2019.

14. Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Công thương, Giới thiệu

chung về Hiệp định CPTPP, tại https://www.moit.gov.vn/tin-chi- tiet/-/chi-tiet/gioi-thieu-chung-ve-hiep-%C4%91inh-cptpp-13573- 22.html – ngày truy cập: 14/08/2019.

Một phần của tài liệu CPTPP và vấn đề gia nhập thị trường của doanh nghiệp – thực trạng và triển vọng (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)