Mục tiêu của CPTPP về gia nhập thị trường

Một phần của tài liệu CPTPP và vấn đề gia nhập thị trường của doanh nghiệp – thực trạng và triển vọng (Trang 26 - 28)

Hiệp định CPTPP được ký kết chính thức tạo ra một khu vực tự do thương mại thuộc hàng lớn nhất thế giới, gồm 11 nền kinh tế là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, với một thị trường lên tới 463 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 10.000 tỷ USD (chiếm tổng cộng khoảng 13% GDP toàn cầu)12

11 Theo “Lộ trình đi đến ký kết CPTPP” – TTXVN/Báo tin tức – báo điện tử ngày 09/03/2018 12 Số liệu từ Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Công thương – Thông tin điện tử ngày 11/01/2019 tại nguồn: www.moit.gov.vn

T l GPD c a các nỷ ệ ủ ước tham gia CPTPP so v i thếế gi iớ ớ

Brunei Canada Chile Malaysia Mexico Nh t B nậ ả

New Zealand Úc Peru Vi t Namệ Singapore Các nước khác

Với việc tạo ra một thị trường rộng lớn với sự tham gia của nhiều quốc gia, các nước đều hướng tới các mục tiêu chung của CPTPP về gia nhập thị trường như sau:

Một là, đây là con đường ngắn nhất để đạt lợi ích cao nhất. Mục tiêu này đã

có từ khi các nước đàm phán và ký kết TPP. Với các thị trường khác nhau, quốc gia khác nhau hình thành quá nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương. Chính điều này khiến các doanh nghiệp gặp nhiều sự khó khăn khi tiếp cận các thị trường khác nhau. Nhiều doanh nghiệp nhằm tiếp cận đến thị trường đích còn phải tiến hành thành lập các pháp nhân gia nhập thị trường tại một thị trường mang tính chất bắc cầu để hưởng các ưu đãi FTA của nước đó. Chính vì vậy, CPTPP với mục tiêu chuyển hướng tiếp cận giống việc ký kết nhiều FTA song phương cùng một lúc. Điều này giúp cho các doanh nghiệp mới thành lập

có thể tìm hiểu và áp dụng các quy định về gia nhập thị trường một cách dễ dàng và thống nhất.

Hai là, tránh việc quá lệ thuộc vào một thị trường, tạo điều kiện phát triển

cho doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc mở rộng các thị trường, CPTPP giúp cho các doanh nghiệp tránh bị quá lệ thuộc vào một thị trường mà có thể khai thác nhiều thị trường cùng lúc. Chính điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thể gia nhập thị trường dưới hình thức tổ chức các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ xuyên quốc gia, đem lại hiệu quả cao.

Ba là, bình đẳng hóa các quy định về gia nhập thị trường. Với việc gắn kết

các thị trường, các quốc gia được đặt vào bài toán cạnh tranh về các mục tiêu hấp dẫn đầu tư. Khi một doanh nghiệp xác định đầu tư, tham gia vào một thị trường tại một quốc gia sẽ khiến quốc gia đó thêm nguồn thu về thuế đồng thời tạo sự ổn định về lao động. Đây chính là nền tảng tạo lên sự cạnh tranh thu hút đầu tư của các thị trường mang tính quốc gia với nhau. Chính vì vậy, để gia tăng khả năng cạnh tranh các quốc gia sẽ phải giảm thiểu hoặc cải cách đến mức tối ưu nhất các thủ tục và yêu cầu về gia nhập thị trường.

Một phần của tài liệu CPTPP và vấn đề gia nhập thị trường của doanh nghiệp – thực trạng và triển vọng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)